WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,3%
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do thuế quan của Mỹ OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu khi căng thẳng thương mại gia tăng |
![]() |
WB hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,3% |
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu bán niên, WB đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho gần 70% các nền kinh tế, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và 6 khu vực thị trường mới nổi, so với dự báo cách đây 6 tháng, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Chính sách thuế quan thất thường của ông Trump với các đợt tăng thuế liên tục rồi hoãn lại đã nâng thuế suất thực tế của Mỹ từ dưới 3% lên mức trung bình hai chữ số, cao nhất trong gần một thế kỷ. Động thái này đã kéo theo các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc và các nước khác, đồng thời làm gián đoạn thương mại toàn cầu.
WB là tổ chức mới nhất hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do ảnh hưởng từ chính sách thương mại của Mỹ, dù các quan chức chính quyền Trump khẳng định những tác động tiêu cực sẽ được bù đắp bằng làn sóng đầu tư và các gói cắt giảm thuế đang chờ Quốc hội thông qua.
Báo cáo không dự báo xảy ra suy thoái, nhưng lưu ý rằng mức tăng trưởng toàn cầu năm nay sẽ yếu nhất ngoài thời kỳ suy thoái kể từ năm 2008. Đến năm 2027, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trung bình chỉ đạt 2,5%/năm, mức thấp nhất của bất kỳ thập kỷ nào kể từ thập niên 1960.
Thương mại, lạm phát và rủi ro gia tăng
WB dự báo thương mại toàn cầu năm 2025 chỉ tăng 1,8%, giảm từ 3,4% trong năm 2024 và chỉ bằng khoảng 1/3 mức tăng 5,9% của thập niên 2000. Dự báo này dựa trên các mức thuế có hiệu lực đến cuối tháng 5, bao gồm mức thuế 10% mà Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ hầu hết các nước, và không tính đến các đợt tăng thuế do ông Trump công bố trong tháng 4, hiện đã được hoãn đến ngày 9/7 để đàm phán.
Lạm phát toàn cầu được dự báo đạt 2,9% trong năm 2025, vẫn cao hơn mức trung bình trước đại dịch, do ảnh hưởng của thuế quan và thị trường lao động thắt chặt.
“Các rủi ro đối với triển vọng toàn cầu tiếp tục nghiêng về chiều hướng tiêu cực”, báo cáo nêu. WB cho biết mô hình kinh tế của họ cho thấy nếu Mỹ tăng thêm 10 điểm phần trăm thuế suất bình quân và các quốc gia khác đáp trả tương ứng, triển vọng tăng trưởng năm 2025 có thể bị kéo giảm thêm 0,5 điểm phần trăm.
Một kịch bản như vậy sẽ khiến thương mại toàn cầu bị đình trệ trong nửa cuối năm nay, đi kèm với sự sụp đổ niềm tin diện rộng, bất ổn gia tăng và thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn. Dù vậy, WB cho rằng nguy cơ suy thoái toàn cầu hiện vẫn dưới 10%.
“Sương mù trên đường băng” - Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đang nhóm họp tại London trong tuần này nhằm tháo gỡ tranh chấp thương mại đã vượt ra ngoài thuế quan, lan sang các vấn đề liên quan đến hạn chế xuất khẩu đất hiếm, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng trưởng kinh tế.
“Sự bất định giống như sương mù trên đường băng, nó làm chậm đầu tư và che mờ triển vọng”, Ayhan Kose, Phó Kinh tế trưởng WB, nhận định với Reuters.
Tuy nhiên, ông Kose cho biết có những dấu hiệu cho thấy đối thoại thương mại đang gia tăng, chuỗi cung ứng toàn cầu đang điều chỉnh theo cục diện mới thay vì sụp đổ. Tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể hồi phục nhẹ lên 2,4% trong năm 2026, và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng có thể tạo động lực tăng trưởng mới.
“Chúng tôi tin rằng sự bất định rồi sẽ giảm dần. Khi lớp sương mù này tan đi, động cơ thương mại có thể hoạt động trở lại, dù ở tốc độ chậm hơn”, ông nói.
Ông Kose cũng cho rằng dù có những rủi ro, thương mại vẫn tiếp diễn và các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh. Nhiều quốc gia đang thúc đẩy các hiệp định thương mại mới có thể mang lại lợi ích lâu dài.
Phản ứng từ Nhà Trắng
WB nhận định triển vọng toàn cầu đã “xấu đi đáng kể” kể từ tháng 1, chủ yếu do các nền kinh tế phát triển, hiện được dự báo tăng trưởng chỉ 1,2% trong năm 2025, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước.
Riêng Mỹ bị hạ dự báo 0,9 điểm phần trăm, xuống còn 1,4%, trong khi dự báo tăng trưởng năm 2026 cũng bị hạ còn 1,6%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các rào cản thương mại, mức độ bất định kỷ lục và biến động mạnh trên thị trường tài chính, tất cả đều ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng, thương mại và đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã phản bác dự báo của WB, dẫn chứng các số liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt.
“Các dự báo của WB không phản ánh thực tế dữ liệu. Đầu tư vào thiết bị kinh doanh thực tế đã tăng gần 25% trong quý I/2025; thu nhập khả dụng thực tế tăng 0,7% trong tháng 4; và Mỹ đã có ba báo cáo liên tiếp về việc làm và lạm phát vượt kỳ vọng”, phát ngôn viên Nhà Trắng Kush Desai nói.
Ông Desai cũng cho biết gói ngân sách quy mô lớn đang được Quốc hội xem xét sẽ giúp cắt giảm thuế và “tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa cho quá trình phục hồi kinh tế dưới thời Tổng thống Trump”.
Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm ước tính tăng trưởng ở khu vực đồng euro ba phần mười điểm phần trăm xuống còn 0,7% và ở Nhật Bản là một nửa điểm phần trăm xuống còn 0,7%.
Ngân hàng cho biết các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng trưởng 3,8% vào năm 2025 so với mức 4,1% trong dự báo vào tháng 1.
Báo cáo cho biết các nước nghèo sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất. Đến năm 2027, GDP bình quân đầu người của các nền kinh tế đang phát triển sẽ thấp hơn 6% so với mức trước đại dịch và các quốc gia này (trừ Trung Quốc) có thể mất hai thập kỷ để phục hồi các tổn thất kinh tế của những năm 2020.
Mexico, quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Hoa Kỳ, đã chứng kiến dự báo tăng trưởng của mình bị cắt giảm 1,3 điểm phần trăm xuống còn 0,2% vào năm 2025.
WB giữ nguyên dự báo của mình đối với Trung Quốc ở mức 4,5% so với tháng 1, cho biết Bắc Kinh vẫn còn không gian tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế và kích thích tăng trưởng.
Tin liên quan
Tin khác

Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

BIDV: Lợi nhuận bị kìm hãm bởi NIM thu hẹp

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì
