Xây dựng đô thị thông minh: Tránh làm theo phong trào
Xây dựng đô thị thông minh không tách rời phát triển chính quyền điện tử | |
Giao thông thông minh với thanh toán không tiền mặt |
Đô thị hoá đang trở thành xu thế tất yếu góp phần định hình kinh tế, môi trường, xã hội và văn hoá tại các nước đang phát triển và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Hiện tại Việt Nam có 830 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa là 38,6%. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước.
Phát triển đô thị chẳng những là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các vùng miền trên cả nước. Đến nay cả nước đã có trên 830 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 38,6%. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 đến 15%, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với mặt bằng chung cả nước. Các đô thị đã và đang là những trung tâm của các hoạt động kinh tế xã hội đồng thời cũng là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất, thương mại và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có ít nhất 3 đô thị thông minh tại cả 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam |
Quan trọng hơn, những thành tựu của đô thị hóa đã đóng góp một phần quan trọng đưa Việt Nam sớm hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ trước đây cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hiện nay.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, việc phát triển đô thị thông minh hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và lúng túng. Các Bộ, ngành vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính sách về đô thị thông minh và các địa phương cũng mới bước đầu triển khai một số ứng dụng dịch vụ cơ bản cho đô thị thông minh.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo khai thác, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ phát triển đất nước. Nghị quyết 52 vừa được Bộ Chính trị ban hành ngày 27/9 cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị tại 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam. Và đến năm 2030 hình thành một chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Hiện trên cả nước có khoảng 30 địa phương đã phê duyệt và triển khai các dự án, đề án về phát triển đô thị thông minh. Song để có thể xây dựng đô thị thông minh, về lý thuyết, đầu tiên cần phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt cho phát triển đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan nhà nước; đi kèm với đó, đòi hỏi con người cũng phải làm chủ được các công nghệ để chỉ đạo, thực hiện.
Thêm nữa, phải ứng dụng các công nghệ hiện đại, đồng bộ, đảm bảo tính trung lập về công nghệ, có khả năng tương thích với nhiều nền tảng, đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dân, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ. Ngoài ra, cần đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông hiện có dựa trên Khung tham chiếu công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đô thị thông minh, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của đô thị thông minh cũng như giữa các đô thị thông minh; sử dụng các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích sự tham gia đầu tư, xã hội hóa phát triển đô thị thông minh trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí và rủi ro, hài hòa hóa lợi ích của các bên có liên quan, khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước. Tổ chức thực hiện thí điểm điển hình, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng, tiến hành dần từng bước, có những tiến bộ cụ thể và vững chắc, dựa trên đặc điểm riêng của đô thị, hài hòa giữa yêu cầu phát triển dài hạn của đô thị với nhu cầu bức thiết của người dân, đảm bảo hiệu quả đầu tư ngắn hạn và dài hạn, không phát triển tự phát, tràn lan, theo phong trào;…
Khẳng định xây dựng đô thị thông minh là nhu cầu tất yếu hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ môi trường sống tiện ích, thân thiện và an toàn của người dân trong bối cảnh bùng nổ của các đô thị, song Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, các địa phương cần có nhận thức đúng về đô thị thông minh, trên cơ sở các điều kiện cần và đủ để từng bước triển khai xây dựng đô thị thông minh tại địa phương mình, tránh đầu tư dàn trải, làm theo phong trào. Trong đó đặc biệt quán triệt nguyên tắc đầu tư, xây dựng hạ tầng nền tảng dùng chung, dữ liệu được chia sẻ, giám sát điều hành tập trung để bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Song song với đó, cần gắn kết, không tách rời việc xây dựng đô thị thông minh với phát triển Chính phủ điện tử, coi phát triển chính quyền điện tử làm nòng cốt để xây dựng đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với cơ quan công quyền. Người dân phải được cung cấp các ứng dụng để giao tiếp với chính quyền và mọi ý kiến phản ánh của người dân phải được giải đáp nhanh và thỏa đáng, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khuyến nghị.