Xuất khẩu chính ngạch là hướng đi tất yếu
Trung tâm cung ứng nông sản cần vay ngân hàng 4.500 tỷ đồng | |
Lễ hội cam Vinh diễn ra tại Hà Nội | |
Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm |
Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, ngành này đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thời gian qua, quốc gia này đã triển khai áp dụng chặt chẽ các quy định về ghi nhãn mác truy xuất nguồn gốc và yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế thương mại tiểu ngạch khiến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường đông dân nhất thế giới này sụt giảm đáng kể trong những tháng đầu năm nay. Rõ ràng, sự thay đổi của thị trường Trung Quốc buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp chế biến nông sản nói riêng phải có cách tiếp cận mới và sự hỗ trợ đắc lực từ cơ quan quản lý nhà nước.
Sản phẩm sữa TH True Milk đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới |
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, Trung Quốc là thị trường lớn, khả năng nhập khẩu nông sản nhiều nhưng hiện chúng ta mới chiếm một phần rất nhỏ, chưa tới 2% tổng kim ngạch nhập nhẩu của Trung Quốc nên dư địa thị trường còn lớn.
Trung Quốc vừa cho phép nhập khẩu sữa tươi Việt Nam nhưng thực tế từ năm 2013 Trung Quốc đã mở cửa thị trường này. Hiện mới có sữa tươi của TH True milk được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Nước này hiện đang xem xét thêm một số doanh nghiệp Việt khác để có thể nhập khẩu sữa vào Trung Quốc, nhưng có thể mất thêm một thời gian khá lâu. Phía Trung Quốc yêu cầu bản thân doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường này phải tự xây dựng quy trình giám sát, phải hết sức chú trọng các khâu trong rà soát an toàn thực phẩm nguyên liệu, chế biến, phải giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất.
Trung Quốc yêu cầu đánh giá rủi ro rất khắt khe, phải đáp ứng được yêu cầu, từ giám sát mối nguy chế biến, đưa ra sản phẩm cuối cùng, giống như ở các nước phát triển (Mỹ và EU), ông Lê Thanh Hòa chia sẻ.
Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc chuyển đổi chính sách nhập khẩu của Trung Quốc là điều tất yếu. Về cơ bản, chỉ có những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng phân tích thị trường thì mới tiếp cận và tiếp cận thành công với thị trường Trung Quốc.
Ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia kinh tế cho biết, thành công của TH True Milk cho thấy sự chuyên nghiệp và trình độ cao của đội ngũ nhân lực và lao động. Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam cho thấy ngành sữa của Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. Một số doanh nghiệp sản xuất sữa đã xây dựng được các mô hình trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất và quản trị, khép kín từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch, bảo đảm các sản phẩm sữa sản xuất ra hoàn toàn đáp ứng các quy chuẩn, quy định khắt khe của thị trường Trung Quốc. Mở cửa được thị trường Trung Quốc sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam.
Nhìn rộng hơn, để giải quyết bài toán xuất khẩu nông sản chính ngạch, ông Lê Thanh Hòa cho rằng cần phải xử lý tốt các vấn đề về giám sát chất lượng sản phẩm. Bản thân Bộ NN – PTNT đã hết sức cố gắng trong việc xây dựng các chương trình giám sát dịch bệnh, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm. Cũng cần có thêm những ưu đãi cho ngành nông nghiệp trong việc đầu tư các chương trình, đặc biệt là những chương trình trọng điểm, xây dựng những chương trình giám sát.
Bên cạnh đó, còn là các vấn đề về đất đai, bởi tiêu chuẩn đầu tiên để có sản phẩm xuất sang Trung Quốc, để được cấp mã vùng là sản phẩm phải được sản xuất trong một quy mô lớn, từ 10ha trở lên. Cần sớm tạo điều kiện cho những người sản xuất giỏi, các trang trại giỏi trở thành lực lượng vệ tinh cùng các doanh nghiệp hợp tác sản xuất nông sản xuất sang Trung Quốc.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: “Vai trò của bộ ngành, Chính phủ rất quan trọng để có những doanh nghiệp dẫn dắt trong xuất khẩu. Hiện, chính sách của chúng ta hơi dàn trải”.
Về phía doanh nghiệp, bà Hoàng Thị Thanh Thủy - Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Tập đoàn TH góp ý thêm, cần có những quy chuẩn, quy định quốc gia về các mặt hàng nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.