Chỉnh trang đô thị: Để có thể rút ngắn thời gian
Bổ sung 3 dự án vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM | |
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án chỉnh trang đô thị khu vực đầu cầu Thủ Thiêm |
Chỉ còn 290 ngày
Cụ thể là “Tập trung nguồn vốn đầu tư để chỉnh trang và phát triển đô thị, phấn đấu hoàn thành việc di dời toàn bộ nhà ở trên và ven kênh rạch, tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn, xây dựng mới các chung cư cũ, chỉnh trang các khu phố cũ, đồng thời thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới”.
Hơn 20.000 hộ dân sẽ được di dời |
Trong đó, nội dung di dời và tổ chức lại cuộc sống cho người dân đang sống trên và ven kênh, rạch là một trong bốn nội dung chủ chốt. TP HCM xác định phương thức chủ đạo để thực hiện là kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư các dự án chỉnh trang và phát triển đô thị, giảm việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thành phố gặp khó khăn trong việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án do mất nhiều thời gian để thực hiện. Cụ thể, theo quy định của Luật Đấu thầu tổng thời gian thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tối thiểu là 540 ngày, gồm 5 bước cơ bản lập, phê duyệt và công bố thông tin danh mục dự án; Sơ tuyển (Dự án có tổng chi phí > 120 tỷ đồng): 160 ngày; Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư: 10 ngày; Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: 250 ngày; Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng dự án: 120 ngày.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị, di dời tái định cư, cải thiện đời sống cho các hộ dân ở trên và ven kênh, rạch, ngày 11/1, UBND TP. HCM trình “Đề án tổ chức thực hiện chỉnh trang đô thị dọc các tuyến kênh, rạch trên địa bàn thành phố HCM”, đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho UBND TP. HCM chỉ định các nhà đầu tư đủ năng lực để làm chủ đầu tư các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị - di dời và tái định cư nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn thành phố. TP HCM cho rằng áp dụng hình thức này sẽ rút ngắn được thời gian lựa chọn chủ đầu tư 250 ngày.
26.000 dân sẽ được di dời
Trước đó, trong tháng 10/2016, làm việc với Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết hiện TP. HCM có 20.000 nhà trên và ven kênh rạch không đảm bảo an toàn và rất mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong đó khu vực quận 8 với gần 10.000 căn, quận 7 khoảng 2.200 căn… đây là những căn nhà che chắn tạm bợ, lụp xụp vừa nguy hiểm cho tính mạng người dân vừa làm mất mỹ quan đô thị. Một số công ty lớn muốn tham gia thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị và tái định cư nhà ở ven kênh rạch.
Lãnh đạo UBND TP. HCM mong muốn Bộ Xây dựng nhanh chóng giúp tháo gỡ những khó khăn về quy định, thủ tục liên quan tới đấu thầu, chỉ định thầu… để TP.HCM kêu gọi được các nhà đầu tư trong việc chỉnh trang đô thị, chống ngập và hoàn thành kế hoạch di dời hàng chục ngàn hộ dân đến nơi ở mới tốt hơn.
Theo đó, dự án đã được lãnh đạo UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương là dự án di dời các hộ dân sống ở trên và ven bờ nam kênh Đôi (quận 8) để cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị. Theo tờ trình của UBND quận 8 sẽ phải di dời một số lượng lớn nhà và người dân bị ảnh hưởng, tổng mức bồi thường ước tính khoảng 13.700 tỷ đồng.
Theo tính toán của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và nhà ở Sài Gòn (SGHI), đơn vị xin tham gia đầu tư thì tổng mức đầu tư dự án là hơn 9.232 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 4.600 tỷ đồng, vốn đầu tư cho dự án chỉnh trang đô thị (sau giải tỏa, di dời nhà cửa) cũng hơn 4.600 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và nhà ở Sài Gòn tính toán khu vực kênh Đôi có 5.352 hộ dân, với khoảng 32.000 nhân khẩu; trong đó riêng phía bờ nam kênh Đôi có 4.392 hộ, với 26.352 nhân khẩu (chiếm 82% khu vực kênh Đôi). Trong số này, có khoảng 60% hộ dân có nhu cầu cần được bố trí tái định cư; 40% hộ dân có nhu cầu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ để tự lo nơi ở mới.
Lãnh đạo UBND TP HCM cho rằng không chỉ có SGHI, mà còn nhiều DN khác cũng ngỏ ý được tham gia vào các dự án di dời chỉnh trang đô thị ven kênh rạch. Tuy nhiên, để TP. HCM chọn đơn vị đầu tư phải qua rất nhiều khâu thẩm định và chỉ chọn những DN thực sự có năng lực để thực hiện dự án.
Ngoài ra, đây không phải là dự án thương mại mà là dự án có tính chất an sinh, cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị cho thành phố, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân nên có sự tham gia của DN là điều rất đáng quý và cần động viên.