Chủ động ứng phó với tội phạm công nghệ
Tăng cường phòng chống tội phạm công nghệ cao | |
Tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi | |
Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao |
Theo dõi sát các giao dịch đáng ngờ
Sau khi hệ thống công nghệ thông tin của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tin tặc tấn công, NHNN Việt Nam đã phát đi cảnh báo các TCTD cần thận trọng với hệ thống công nghệ NH. Theo Cục Công nghệ Tin học – NHNN, nơi này đã yêu cầu các NHTM rà soát an toàn an ninh hệ thống công nghệ của mỗi đơn vị. Đặc biệt, hệ thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên mạng internet như Internet Banking, Mobile Banking,… Dữ liệu liên tục được sao lưu để đề phòng nếu xảy ra sự cố sẵn sàng phục hồi hệ thống và chủ động xử lý các lỗ hổng bảo mật, các truy cập trái phép nếu có.
Chỉ trong ngày thứ Bảy và Chủ Nhật (30 và 31/7) một NH đã gửi đi 2 triệu email, và gần 10 triệu tin nhắn SMS cho khách hàng của mình đề phòng các tình huống giả mạo của tin tặc để bảo vệ tiền bạc của các chủ tài khoản. |
Thực tế, thanh toán mua vé máy bay Vietnam Airlines trực tiếp hiện có Techcombank, Vietcombank… có thẻ đồng thương hiệu với hãng hàng không. Theo đó người sử dụng Internet Banking thường thanh toán trực tiếp trên các thiết bị máy tính và điện thoại; trường hợp khác là đặt chỗ trên trang web của hãng hàng không sau đó ra các máy ATM thanh toán tiền vé máy bay. Ngoài ra các NH khác thanh toán vé máy bay qua hệ thống liên kết thẻ của CTCP Thanh toán Quốc gia – Napas (tiền thân là Banknetvn và Smartlink).
Giao dịch Internet Banking không ảnh hưởng sau vụ trang web của Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công |
Một lãnh đạo Vietcombank cho biết, người dân sử dụng dịch vụ NH điện tử đã được hệ thống công nghệ NH bảo vệ bằng mã xác thực khi thanh toán. Theo đó, nếu trong vòng 82 giây không nhập mã xác thực khi thực hiện chuyển tiền thanh toán cho cá nhân hay tổ chức nào đó thì mã xác thực tự động hủy và tài khoản bị đóng lại.
Bên cạnh đó, sau khi nhận được cảnh báo của NHNN bộ phận công nghệ trong NHTM làm việc thận trọng với các giao dịch bất thường, các điểm thanh toán chấp nhận thẻ POS có doanh số lớn hơn thường ngày. Một số NH khác cũng có tâm thế bảo vệ tiền bạc của người dân sau khi NHNN phát đi cảnh báo đối với hệ thống công nghệ NH.
Theo Tổng giám đốc một NHTM ở TP.HCM, chỉ trong ngày thứ Bảy và Chủ Nhật (30 và 31/7) NH này đã gửi đi 2 triệu email, và gần 10 triệu tin nhắn SMS cho khách hàng của mình đề phòng các tình huống giả mạo của tin tặc để bảo vệ tiền bạc của các chủ tài khoản. “Chúng tôi tạm thời đóng hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng, do thẻ tín dụng sử dụng tiền vay thanh toán không như các tài khoản thẻ ATM.
Các tài khoản cá nhân và tổ chức NH vẫn phải phục vụ khách hàng lưu thông bình thường, nhưng hệ thống công nghệ luôn lặng lẽ giám sát chặt chẽ hơn ngày thường”, vị tổng giám đốc trên nói thêm.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM xác nhận hầu hết các TCTD trên địa bàn có dịch vụ cung ứng thẻ, thanh toán trên mạng internet đều gửi thư, tin nhắn đến khách hàng nhắc nhở bảo mật thông tin cá nhân. “Sự cố hệ thống công nghệ thông tin tại Vietnam Airlines tiếp tục là cảnh báo đối với an ninh, an toàn trong hoạt động NH trên địa bàn. Đặc biệt là lĩnh vực NH điện tử có nguy cơ rủi ro công nghệ rất lớn, do các NH đang xây dựng các ứng dụng công nghệ NH hiện đại trên nền tảng internet”, ông Minh nói.
Internet Banking không xảy ra sự cố nào
Lãnh đạo NHNN cho rằng, người dùng dịch vụ NH hoàn toàn tin tưởng vào các giải pháp phòng ngừa rủi ro của NH. Điều này dựa trên cơ sở các TCTD phát triển dịch vụ NH trực tuyến (Internet Banking, Mobile Banking,…) phải tuân thủ và thực hiện các quy định chặt chẽ của NHTW về công nghệ, thiết bị và cơ sở dữ liệu.
Theo đó, Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NH điện tử là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động NH điện tử, cũng như đối với hệ thống công nghệ của mỗi TCTD.
Trên cơ sở pháp lý đó, các NHTM khi phát triển hệ thống NH điện tử, về mặt kỹ thuật phải xây dựng hệ thống bảo mật với quy trình chặt chẽ, đảm bảo phòng ngừa cao. Phát triển hệ thống NH điện tử, mỗi NHTM đều phải xây dựng quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, quy trách nhiệm đến từng thành viên, nhóm, tổ tham gia thực hiện nghiệp vụ này.
Những lĩnh vực hoạt động dễ bị tội phạm công nghệ cao tấn công, như thẻ NH, với hình thức gian lận thẻ, thẻ giả, đánh cắp thông tin thẻ để rút tiền. Loại hình tội phạm này đang diễn biến phức tạp, thời gian qua hệ thống NH đã có nhiều biện pháp chủ động để ngăn ngừa.
Trong đó điển hình như những sản phẩm dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trực tuyến… “Đến thời điểm này các giao dịch Internet Banking của các NH nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng là an toàn và không xảy ra sự cố nào. Qua sự cố (Vietnam Airlines) vừa rồi, các NH đã gửi email, thông báo trên các trang web của NH, thông tin nội bộ để khách hàng sử dụng dịch vụ NH chủ động đổi mật khẩu, không để lộ thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin”, ông Minh nói thêm.
Dịch vụ thẻ và NH điện tử là hoạt động nằm ngoài trụ sở NH theo đó yếu tố rủi ro luôn tiềm ẩn, tuy nhiên trong xu hướng phát triển dịch vụ với chi phí thấp và nhiều tiện ích cho người dân sử dụng dịch vụ tài chính. Các chuyên gia tài chính NH cho rằng, điều quan trọng là các NH phải chủ động kiểm soát được hệ thống công nghệ thông tin trong giải pháp cung cấp dịch vụ của mình. Không nên quá lo sợ với công nghệ mà mất đi cơ hội hội nhập quốc tế của hệ thống NH Việt Nam.
Theo các chuyên gia của Hãng bảo mật Kaspersky, tội phạm mạng (dùng phần mềm độc hại Carbanak) sử dụng NH trực tuyến hoặc hệ thống thanh toán điện tử quốc tế để chuyển tiền đến tài khoản riêng của chúng. Ngoài ra chúng có thể nắm quyền kiểm soát máy ATM và thực hiện các lệnh cho máy xuất tiền mặt có đồng bọn đón sẵn tại máy để lấy đi. Hãng bảo mật của Liên bang Nga này cũng khuyến cáo các TCTD không nên sử dụng các phầm mềm cũ cho hệ thống máy ATM, tội phạm mạng chỉ cần khai thác những điểm thiếu an toàn trong mạng lưới liên lạc giữa máy ATM với trụ sở NH là có thể thâm nhập vào hệ thống để rút tiền. |