Cơ hội nào trong tháng 7?
Giải mã sự “thăng hoa” của thị trường chứng khoán | |
Chứng khoán tuần: Chỉ số tăng mạnh, nhưng chớ vội ăn mừng |
Ngày 6/7, lực cầu vẫn duy trì ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa trung bình nhưng ngược lại cổ phiếu có vốn hóa lớn vẫn chịu áp lực chốt lời và giảm điểm. Theo đó, VN-Index kết thúc phiên giao dịch với mức giảm nhẹ 1,42 điểm, hay 0,22% để dừng tại 649,46 điểm. Thanh khoản trên HoSE cũng giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước, đạt 2,723 tỷ đồng, trong đó gồm 363 tỷ đồng từ giao dịch thỏa thuận.
Ngược lại, thanh khoản sàn HNX tiếp tục bật cao, lên hơn 1.100 tỷ đồng, chỉ thua mức đạt được trong phiên giao dịch Brexit ngày 24/6. Đi cùng với thanh khoản thì chỉ số HNX-Index cũng tăng khá tốt, dừng tại 86,7 điểm, tăng 0,79 điểm hay 0,92%.
Nhà đầu tư nên tập trung vào những cổ phiếu có KQKD từ hoạt động chính ổn định và có tăng trưởng qua các năm |
Tại phiên giao dịch này, dù giảm điểm nhưng giới phân tích cho rằng, đây là bước điều chỉnh lùi theo đúng dự đoán. Theo đó, nó không hề kéo tâm lý nhà đầu tư xuống mức bi quan mà còn mở ra một cơ hội mới trong những phiên sắp tới.
Cụ thể, theo phân tích của CTCK Rồng Việt, công ty này đưa ra nhận định cục diện kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện tại là “trong ấm, ngoài lạnh”. Trong khi các biến số lớn là sản xuất, tiêu dùng và đầu tư duy trì tích cực trong 6 tháng đầu năm thì những bất ổn từ bên ngoài vẫn đang đe dọa kinh tế của Việt Nam. Brexit không tác động một cách trực tiếp nhưng khó có thể nói ảnh hưởng của nó đến Việt Nam là không đáng kể.
Thứ nhất, nhu cầu bên ngoài suy giảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu từ đó lây lan sang khu vực sản xuất công nghiệp trong nửa cuối 2016. Thứ hai và quan trọng hơn, cuộc chia tay của nước Anh với EU có thể châm ngòi cho một cuộc đua nới lỏng tiền tệ mới của các NHTW trên thế giới và thách thức khả năng ổn định tỷ giá của Việt Nam. Tuy nhiên, càng về cuối năm, khi rủi ro FED tăng lãi suất trở lại, việc ổn định tỷ giá sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Trên TTCK, sự dồi dào về thanh khoản gần đây đã đưa VN-Index vượt mức đỉnh lịch sử 640 điểm trong những ngày đầu tháng 7. Trong đó, tín dụng cho kênh BĐS và cho vay SXKD có phần chậm lại là những nguyên nhân khiến dòng tiền chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, so với cùng kỳ năm ngoái, dòng tiền cũng không có sự chi phối mạnh mẽ bởi các cơ hội đầu tư khác (đầu tư mua cổ phần thoái vốn từ SCIC, BĐS,…)
Nhưng nước nâng thuyền thì cũng có thể lật thuyền, dòng tiền có thể nâng chỉ số cũng có thể nhấn chìm chỉ số khi nó rút đi. Theo quan sát của chuyên viên phân tích Rồng Việt, sự sôi nổi của giao dịch có thể vẫn được duy trì trong tháng 7 nhưng sau đó, nhu cầu vốn lưu động tăng lên từ tháng 8 có thể hút lượng vốn nhàn rỗi về khu vực sản xuất. Tính đến hết quý II, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 1/3 mục tiêu của NHNN và thường thì các tháng cuối năm mới là cao điểm tăng trưởng tín dụng. Khi nhu cầu vay vốn cho sản xuất tăng lên, mặc nhiên dư địa tín dụng cho hoạt động phi sản xuất sẽ bị thu hẹp. Hơn nữa, rủi ro lạm phát có thể buộc NHNN thận trọng hơn trong việc điều tiết cung tiền trong 6 tháng cuối năm. Cuối cùng, nguy cơ tỷ giá leo thang trở lại là yếu tố có thể thay đổi xu hướng bơm ròng thanh khoản hiện tại của NHNN vào cuối năm.
Diễn biến thị trường trong tháng 7 không dễ để dự báo sau chuỗi ngày tăng điểm không mệt mỏi. Khó có thể nói VN-Index sẽ không thể tăng tiếp khi mà chỉ số này từng đạt mức P/E còn cao hơn 14 lần trong quá khứ. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa thấy thị trường có dấu hiệu hạ nhiệt trong khi kết quả kinh doanh quý II bắt đầu râm ran được tiết lộ. Với đa số dự báo KQKD từ các chuyên viên ngành là khả quan, thị trường hoàn toàn có thể tiếp tục chinh phục mốc điểm cao hơn trong tháng. Cụ thể, vùng điểm dự báo đối với VN-Index trong tháng này là 633 - 679 điểm và đối với HN-Index là 83-89 điểm.
Tuy nhiên, ở vùng điểm này, cổ phiếu dẫn dắt và các cổ phiếu trụ bị đảo liên tục khiến cho việc chọn lựa cổ phiếu theo xu thế là không dễ. Dòng tiền sẽ tìm đến những cổ phiếu chưa tăng nhiều và định giá còn tương đối hấp dẫn, miễn là yếu tố cơ bản của doanh nghiệp không có gì tiêu cực. Do vậy, nhà đầu tư nên tập trung vào những cổ phiếu có KQKD từ hoạt động chính ổn định và có tăng trưởng qua các năm, chỉ số P/E, P/B còn thấp so với mặt bằng chung và có KQKD quý II và cả năm 2016 kỳ vọng tích cực. Về nhóm ngành, các ngành như VLXD (sắt, thép, nhựa, xi măng…), xây dựng, bán lẻ, ô tô & phụ tùng, BĐS khu công nghiệp, du lịch và giải trí…