Cơ hội ngang bằng cho doanh nghiệp
Nâng cao vai trò các hiệp hội DNNVV | |
Có luật, cơ hội tiếp cận vốn sẽ tốt hơn |
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, 63 tỉnh thành trên cả nước đã ký cam kết thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN. Trong ba tháng qua, Chính phủ và bộ, ngành đã ban hành trên 50 nghị định hướng dẫn về Luật Đầu tư và Luật DN.
Các DN nhỏ đều nhìn nhận có cơ hội phát triển trong tương lai |
Chưa hết, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV để nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội. Nếu luật này được thông qua, cộng đồng DN Việt Nam xem như đã có đủ cơ chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để phát triển quy mô, bền vững.
Trên thực tế, các DN nhỏ đều nhìn nhận có cơ hội phát triển trong tương lai ngay khi tham khảo nội dung dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV. Trước nhất, DNNVV đã có tiêu chí xác định cụ thể (tại Điều 4, Chương I, DN siêu nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là DN có số lao động bình quân 10 người trở xuống...).
Các khoản 2, 3, 4, 5, Điều 3, Chương I chỉ rõ, Chương trình hỗ trợ DNNVV là một tập hợp các hoạt động, chính sách có liên quan đến nhau, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước hoặc tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ DNNVV có tiềm năng phát triển trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ DNNVV là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV...
Doanh nhân trẻ Đỗ Hoàng Quang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Hoàng Quang chia sẻ, là DN trong nhóm siêu nhỏ, công ty nhận thấy, nguyên tắc hỗ trợ DNNVV mà Dự thảo Luật quy định tại Điều 5, Chương I (Vừa đảm bảo không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. DNNVV khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ là đối tượng ưu tiên hỗ trợ.
Và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tài trợ, tham gia hỗ trợ DNNVV phù hợp với quy định, đối tượng và mục tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ) là rất thỏa đáng, sát sao với nhu cầu thực của DNNVV. Đặc biệt, các quy định về quyền và nghĩa vụ của DNNVV trong tiếp cận và nhận hỗ trợ cũng rất thiết thực, có thể giúp DN giảm đáng kể khó khăn (rất thường trực) về vốn, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể là các Điều 9, 10, 11, 12 quy định việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng. Nhìn chung, toàn bộ nội dung Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đã theo sát thực tiễn nhu cầu của DN, bởi luật đã đưa ra cách tiếp cận hỗ trợ toàn diện cho DNNVV thông qua thiết lập chính sách, chương trình hỗ trợ thiết thực cho DNNVV.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đánh giá, Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV với 7 chương, 49 điều, có nội dung hỗ trợ mang tính bao quát và cũng chính là những điểm yếu mà DNNVV cần hỗ trợ để có thể phát triển được. Và việc hỗ trợ DNNVV phát triển vừa có ý nghĩa kinh tế, nhưng quan trọng hơn là thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vai trò Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho DNNVV chủ yếu thể hiện ở cấp chính quyền địa phương, nhưng Dự thảo Luật xác lập vai trò của chính quyền địa phương còn mờ nhạt, chưa rõ nét. Điều này khiến các địa phương khó phát huy được tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong hỗ trợ DNNVV.