Đầu tư tư nhân hướng vào hàng không
Vietjet ký kết hợp tác trị giá 4,7 tỷ USD trên đất Mỹ | |
Vietnam Airlines mở đường bay Hà Nội - Sydney | |
Các hãng hàng không Việt đồng loạt tăng giá vé |
Viet Bamboo Airlines không chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng không mà còn đăng ký kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà các loại, kinh doanh thương mại dịch vụ khác như ngành nghề chính của Tập đoàn FLC.
Ảnh minh họa |
Trước FLC, cũng đã có thông tin Hãng hàng không Hải Âu cũng đang xúc tiến các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ xin điều chỉnh mở rộng quy mô hoạt động của hãng hàng không Hải Âu liên doanh với Tập đoàn hàng không giá rẻ AirAsia của Malaysia từ hãng bay thuỷ phi cơ thành doanh nghiệp hàng không có nhượng quyền thương hiệu của AirAsia với hoạt động vận tải khách công cộng và có mạng bay quốc tế. Vietstar Airlines cũng đã xin cấp phép thành lập Vietstar Air
Trước những thông tin này, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) Võ Huy Cường cho biết, Chính phủ thông báo chưa thông qua chủ trương cấp phép thành lập Vietstar Air vì sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang quá tải, chờ điều chỉnh quy hoạch. Cục cũng chưa nhận được đăng ký của FLC và liên doanh của Hải Âu với AirAsia.
Cục cũng khuyến cáo khả năng các đề nghị thành lập các hãng hàng không mới “khó được cấp phép” trong thời gian này vì mạng bay đã dày và phải chờ hoàn tất quy hoạch điều chỉnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Khuyến cáo này nhằm để các nhà đầu tư chủ động với kế hoạch rót vốn, chọn thời điểm rót vốn thích hợp. Khuyến cáo vậy nhưng “về nguyên tắc, nếu có DN nộp hồ sơ xin cấp phép mới hoặc bổ sung giấy phép thì Cục HKVN vẫn tiếp nhận, thẩm định trình Bộ Giao thông Vận tải để Bộ báo cáo Chính phủ xin chủ trương”.
Đại diện hãng hàng không Hải Âu cho biết dự kiến trong khoảng 2 tháng tới sẽ chính thức nộp hồ sơ đến Cục HKVN để có thể đi vào hoạt động ngay từ năm 2018. Vị này cho biết kế hoạch của hãng không liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nên không bị ảnh hưởng như trường hợp của một hãng hàng không vừa bị lùi thời điểm xem xét cấp phép, đại diện Hải Âu nói. Dự kiến mạng bay của liên doanh này sẽ là những tuyến bay mới, sản phẩm mới thời gian đầu sẽ tập trung vào thị trường quốc tế là các đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng đi các nước Đông Nam Á và Châu Á. Đây là lợi thế cạnh tranh của AirAsia, trong đó các điểm đến của Việt Nam chỉ là trung chuyển trên mạng bay của AirAsia.
Vietstar Air thì cho thấy vẫn hy vọng được bay từ năm 2018 đã tái nộp đơn đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét cấp phép thành lập hãng hãng không mới để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Trong lần xin cấp phép này, Vietstar Air và sẽ điều chỉnh giảm một nửa quy mô và tận dụng mọi năng lực về hạ tầng để đáp ứng được năng lực hiện tại của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hiện nay Việt Nam đã có tới 7 hãng hàng không đang có giấy phép nhưng chỉ có 5 hãng đang hoạt động gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco, Hải Âu, Vietstar Airlines. Trong đó có 4 hãng khai thác vận tải hành khách công cộng. Dẫn đầu là Vietnam Airlines và Vietjet Air với thị phần nội địa mỗi hãng nắm hơn 40%. “Để thị trường cạnh tranh tốt hơn, cần có thêm sự tham gia của những nhân tố mới, giúp thị trường tiếp tục được chia nhỏ, tăng tính cạnh tranh”, một chuyên gia hàng không nêu quan điểm.
Tỉ lệ người dân Việt Nam đi máy bay vẫn ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2012, tỉ lệ đi lại băng máy bay của người dân Việt Nam chỉ đạt 0,5%, tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2016 tăng lên được 0,8%. Điều đó chứng tỏ thị trường hàng không Việt Nam vẫn trong tình trạng cầu vượt cung, cần thu hút thêm nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này đáp ứng yêu phát triển.
Với 3 hãng hàng không đang chờ cấp phép này, trong đó có Tre Việt của FLC cho thấy nhà đầu tư tư nhân đã hướng vào lĩnh vực hàng không. Nhớ lại năm 2005-2010 là giai đoạn rất nhiều nhà đầu tư nhằm vào hàng không, khi đó nhiều hãng được cấp phép nhưng không đủ năng lực tài chính để bay hoặc thị trường không thuận lợi, có bay cũng thua lỗ, phá sản như trường hợp của Indochine Airlines và Air Mekong. Ngay cả Vietjet Air được cấp phép năm 2007 nhưng phải chờ đển năm 2011 mới chính thức bay.
Theo chuyên gia hàng không, Việt Nam có lợi thế trung tâm chiến lược cho phép sử dụng máy bay thân hẹp một lối đi đến tất cả các thành phố trọng điểm của khu vực Bắc Á, Đông Nam Á, Ấn Độ trong tầm bay trung bình khoảng 5 giờ. Và thị trường hàng không Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 16% trong nhiều năm và 3 năm gần đây bật tăng mạnh hơn, riêng tăng trưởng tại thị trường nội địa có lúc tới 30%.