Giai Lai tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng ưu đãi với đồng bào DTTS
Tín dụng ưu đãi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng, chăn nuôi | |
Tín dụng ưu đãi: Giải pháp giảm nghèo bền vững |
Tại Hội nghị các đại biểu đánh giá cao, tín dụng chính sách đã tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS nơi đây và đề xuất kiến nghị giai đoạn tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần duy trì nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho tín dụng chính sách và chuyển nguồn vốn kịp thời cho NHCSXH để chủ động cho vay theo chương trình của Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó tổng giám đốc NHCSXH phát biểu tại Hội nghị |
Theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Gia Lai, qua 10 năm (từ 2007 đến nay) thực hiện, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 8.639,9 tỷ đồng, với 458.609 lượt hộ vay, trong đó doanh số cho vay hộ đồng bào DTTS là 3.455,6 tỷ đồng, với 203.216 lượt hộ vay.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 31/3/2018 đạt 4.046,6 tỷ đồng, tăng 3.311,6 tỷ đồng so năm 2007, tăng gấp 5,5 lần. Riêng hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, cụ thể có 80.105 khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang còn dư nợ, chiếm 50,12% số hộ dư nợ tại NHCSXH, với dư nợ là 1.890,6 tỷ đồng, chiếm 46,72% tổng dư nợ, dư nợ bình quân hộ DTTS đạt hơn 26,66 triệu đồng/hộ.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho hơn 203 ngàn hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo, trong đó: có trên 95 ngàn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo việc làm cho 20.578 lao động.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Lý – Phó tổng giám đốc NHCSXH đề nghị, để chính sách tín dụng mà đặc biệt tín dụng chính sách cho hộ đồng bào DTTS được triển khai hiệu quả và đồng đều thì NHCSXH tỉnh Gia Lai cần tập trung chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tốt Chỉ thị 40-CT/TW.
Đặc biệt, phải tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; ưu tiên tập trung vốn cho vay vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nhằm đảm bảo 100% nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đủ vốn phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.