Góp phần nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu
Chìa khóa để nông sản Việt tiếp cận thị trường châu Âu | |
Nông Nghiệp 4.0: Chìa khóa tiếp cận thị trường châu Âu | |
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khó khăn và giải pháp |
Chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu, hồ tiêu Việt Nam được đánh giá là có vị thế trên thị trường quốc tế. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đạt được kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu hơn 1 tỷ USD, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Đồng thời, sản xuất hồ tiêu cũng tạo việc làm cho khoảng 50.000 nông dân (trong đó 35% thuộc dân tộc thiểu số) và trong nhiều năm góp phần giảm nghèo ở các vùng trồng hồ tiêu.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh dẫn đến sản lượng tăng vượt quá cầu trên thị trường thế giới đang là trăn trở của các DN và người nông dân trồng hồ tiêu. Vấn đề dịch bệnh và thời tiết làm chết hàng loạt diện tích lớn cây hồ tiêu ở một số tỉnh đã gây thiệt hại lớn cho người nông dân…
Theo Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), để mục tiêu phát triển bền vững, phải hiện đại hóa ngành nông nghiệp dựa trên sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước và huy động được các nguồn lực đầu tư xã hội. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, hợp tác công - tư được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư, góp phần thiết thực vào phát triển nông nghiệp bền vững.
Đại diện IDH cho rằng, nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác công tư trong sản xuất sản xuất hồ tiêu. Năm 2015, Nhóm Hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu chính thức được thành lập do Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và IDH đóng vai trò đồng chủ trì. Nhóm có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tổ chức liên kết sản xuất, cải thiện quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Sau 2 năm hoạt động, IDH, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cục Bảo vệ Thực vật đã ký kết một thỏa thuận hợp tác nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm điều phối Nhóm và xây dựng kế hoạch hành động đến năm 2020. Đến nay, Nhóm đã hoạt động đạt được kết quả đáng kể.
Điển hình là việc phát hành được bộ tài liệu sản xuất hồ tiêu bền vững được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của IDH và 3 công ty thành viên Nhóm. Bộ tài liệu được sử dụng làm tài liệu giảng dạy chính thức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Đồng thời, được phát hành gửi đến nông dân tại các tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm. Hiện nhiều tổ chức như Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), các DN khách hàng của IFC cũng đã tham khảo Bộ tài liệu này để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp.
Cùng đó, xây dựng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật với ứng dụng có tên “Thuốc BVTV” có thể được tải từ kho dữ liệu Apple và Google dùng cho điện thoại di động. Phần mềm sẽ cung cấp cho nông dân thông tin về các loại thuốc BVTV đã đăng ký; hướng dẫn cụ thể sử dụng thuốc.
Đồng thời, Nhóm đã tăng cường năng lực cho cán bộ các phòng thử nghiệm thông qua khóa đào tạo do Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, Công ty Eurofins Hà Lan và Việt Nam tổ chức. Tham dự khóa đào tạo có 20 cán bộ đến từ các quốc gia trồng hồ tiêu như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka và Việt Nam…
Các dự án xây dựng chuỗi giá trị và phát triển nguồn vùng nguyên liệu bền vững cũng được IDH phối hợp với các công ty như McCormick, Nedspice và Simexcodl… xây dựng và thực hiện các dự án tập trung về đào tạo phương thức sản xuất hồ tiêu bền vững.