Kinh tế Eurozone có thực sự phục hồi hay chỉ là ảo ảnh?
Quan chức ECB nói chưa thể vội tăng lãi suất | |
Các ngân hàng châu Âu đã thấy ánh sáng cuối "đường hầm lãi suất thấp" | |
ECB giữ nguyên chính sách và kêu gọi Đức "kiên nhẫn" |
Kinh tế khu vực eurozone phục hồi chủ yếu nhờ chính sách kích thích tiền ệ của ECB |
Sự tăng trưởng mạnh mẽ được thể hiện qua nhiều dữ liệu và các cuộc điều tra được thực hiện vào đầu năm nay đã gây ra khá nhiều ngạc nhiên.
Một ví dụ dễ thấy nhất là sự sáng lên bất chợt của chỉ số nhà quản trị mua hàng của Pháp, Đức và của khu vực đồng euro hôm 21/2. Trong 9 chỉ số, 8 chỉ số tăng trưởng đã được ghi nhận, trong đó có 6 chỉ số tăng cao hơn so với dự báo của bất kỳ nhà kinh tế nào tham gia cuộc khảo sát của Reuters.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy sự phục hồi vững chắc của khu vực đồng euro trong năm nay, song họ cũng lưu ý nhiều rủi ro cả về kinh tế lẫn chính trị trong tương lai.
“Khu vực đồng euro đã phục hồi dần trong 3 năm nay, nhờ chính sách kích thích tiền tệ, việc chấm dứt thắt chặt tài khóa và khu vực tài chính lành mạnh”, James McCann - nhà kinh tế OECD tại Standard Life Investments cho biết. "(Đó là) một sự phục hồi ổn định đã được thực hiện dần dần”.
Các số liệu đều xác nhận điều này. Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh rằng, GDP thực tế của khu vực đồng euro đã tăng trưởng 15 quý liên tiếp - một dấu hiệu cải thiện vững chắc.
Nhưng gạt sang một bên một số dữ liệu mới nhất, tăng trưởng kinh tế vẫn chỉ ở mức khoảng 1,6% mỗi năm, và hầu hết các nhà dự bào - từ các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters cho tới bản thân EC đều có cùng suy nghĩ về triển vọng năm nay. Ngay cả trước khi xem xét liệu các vấn đề nợ của Hy Lạp có ảnh hưởng trở lại khu vực đồng euro, hiện đang có hai rủi ro chính: Lạm phát và các cuộc bầu cử.
Ngay cả khi các dữ liệu kinh tế của tháng tới có khả quan như trong 2 tháng đầu năm - ví dụ như đơn đặt hàng công nghiệp của Đức tăng vọt một lần nữa - sẽ tiếp sức cho khu vực đồng euro cất canh, lạm phát vẫn là một yếu tố quan trọng.
“Một rủi ro rất đáng thất vọng là lạm phát cao hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập thực tế và tiêu dùng”, Paul Mortimer-Lee - Người đứng đầu toàn cầu của bộ phận kinh tế thị trường tại BNP Paribas cho biết.
Số liệu sơ bộ về lạm phát tháng 2 tại khu vực đồng euro sẽ được công bố vào thứ Tư tới với dự kiến sẽ tăng khoảng 2,0% so với cùng kỳ năm trước, ngang bằng với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu khi triển khai gói kích thích tiền tệ.
Mức lạm phát này là cao nhất trong 4 năm qua, trong khi có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch lớn giữa lạm phát và doanh số bán lẻ trong 5 năm qua. Nói cách khác, lạm phát tăng có thể gây tổn thương tới chi tiêu tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, nếu lạm phát tại khu vực đồng euro tăng vọt trong năm tới, nó cũng có thể bóp chết những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Các nhà kinh tế, cũng nhìn thấy một mối nguy khác đối với tăng trưởng đó là những bất ổn chính trị của khối. Nhiều ý kiến từ lâu đã cho rằng, khu vực đồng euro không thể cạnh tranh như một nền kinh tế hàng đầu nếu không tiến hành cải cách cơ cấu đáng kể - đặc biệt 2-3 nền kinh tế xếp sau Đức.
“Nó sẽ đi xuống đến Pháp và Italia sẽ tiếp bước”, Florian Hense - nhà kinh tế châu Âu tại ngân hàng tư nhân Berenberg nói.
Nhưng những biến cố chính trị ở hai quốc gia này đang đe dọa làm trì hoãn hoặc làm hỏng tiến trình cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng theo chủ trương của Ngân hàng Trung ương châu Âu và nhiều nhà kinh tế tư nhân.