Làng nghề khởi nghiệp cần sự bứt phá
Tăng cường kết nối sản phẩm làng nghề | |
Đào tạo nhân lực cho làng nghề |
Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê từ 38 tỉnh, thành năm 2009 cho thấy đã có 9 làng nghề bị phá sản, 124 làng nghề khác đang sản xuất cầm chừng (chiếm khoảng 10% tổng số các làng nghề); 2.166 hộ sản xuất làng nghề có đăng ký kinh doanh đóng cửa; 468 DN làng nghề hoạt động cầm chừng (chiếm 16% tổng số DN làng nghề).
Cụm công nghiệp làng nghề gỗ Đồng Kỵ sẽ mang tính đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh trong tương lai |
Những con số ấy đã cho thấy phần nào những khó khăn và thách thức của làng nghề truyền thống trong quá trình cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đồng thời, nó cũng đặt ra vấn đề bức thiết là làm thế nào để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục tồn tại và phát triển.
“Làng nghề khởi nghiệp Đồng Kỵ” là đề án đầu tiên góp phần thúc đẩy sản xuất của các cơ sở kinh doanh gỗ nhỏ lẻ trên địa bàn phường Đồng Kỵ, quy tụ thành khu tập trung và qua đó, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc… tạo mặt bằng sản xuất lớn cho các hộ gia đình trong làng nghề, góp phần tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Ngoài ra, đề án còn giúp giải quyết vấn đề môi trường, như việc các xưởng sản xuất hiện tại sản xuất ngay tại nhà ở, bụi gỗ làm ảnh hưởng đến đời sống của chính người sản xuất lẫn người xung quanh. Dự án không chỉ giúp quy hoạch tập trung các cơ sở chế biến gỗ nhỏ trong làng nghề, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho khoảng hơn 8.000 lao động tại địa bàn và gần 16.000 lao động tại các nơi khác.
Mặt khác, mô hình “Làng nghề khởi nghiệp Đồng Kỵ” còn là hạt nhân để nhân rộng ra các làng nghề khởi nghiệp trong tỉnh và vùng Đồng bằng Bắc bộ; xã hội hóa tối đa đầu tư để huy động được sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, các DN và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đặc biệt chú ý đến hiệu quả đầu tư, đảm bảo sở hữu trí tuệ và theo cơ chế thị trường.
Ông Lê Văn Thành hộ kinh doanh gỗ Thành Hường mong muốn, làng nghề gỗ Đồng Kỵ theo hướng mô hình tập trung sản xuất kinh doanh lớn, chuyên nghiệp, là nơi kinh doanh sản xuất, giới thiệu nguyên vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ, các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cũng như các sản phẩm ngành gỗ khác.
Để làm được điều đó việc phát triển một làng nghề khởi nghiệp, nơi tập trung các hộ kinh doanh trong làng nghề theo một quy mô công nghiệp khép kín, hiện đại là điều mà nhiều người dân nơi đây mong muốn.
Theo ông Nguyễn Quốc Vương - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thì xây dựng làng nghề khởi nghiệp phải có bước đi thích hợp; kết hợp hài hoà giữa ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống có thế mạnh với hoạt động du lịch hình thành khu dịch vụ và du lịch theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng; tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Đồng thời hiện đại hoá các công nghệ truyền thống nhằm tạo ra sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hàng hoá có năng suất cao, chất lượng, tinh xảo và khả năng cạnh tranh cao; Bên cạnh đó, làng nghề cũng cần phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng thân thiện với môi trường.
Ông cũng mong muốn xây dựng làng nghề khởi nghiệp Đồng Kỵ mà trọng tâm là cụm công nghiệp làng nghề gỗ Đồng Kỵ trở thành trung tâm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh và vùng, là hạt nhân về công nghệ và tổ chức sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có sức lan tỏa ra toàn khu vực. Từ đó làm thay đổi nhận thức, hành động và tạo điều kiện để chuyển từ nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống sang nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện đại đạt hiệu quả và chất lượng cao.
Có thể thấy việc thành lập và đầu tư cụm công nghiệp làng nghề gỗ Đồng Kỵ sẽ mang tính đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh trong tương lai. Thế nhưng để có được sự bứt phá này, cần lắm sự chung sức của các cấp chính quyền cũng như nhân dân xã Đồng Kỵ.