Lọc cổ phiếu và thanh khoản
NHNN bơm ròng, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng | |
Tăng quy mô và thanh khoản của các thị trường vốn: Giải pháp nào là phù hợp? |
Ngày 14/12, nếu nhìn vào diễn biến của thị trường, có thể thấy phiên giao dịch ngày hôm qua nổi bật nhất chỉ có HQC chiếm gần 50% khối lượng khớp lệnh của cả sàn HoSE. Một thống kê cũng rất đáng chú ý là khối ngoại liên tục mua ròng mã cổ phiếu này trong 5 phiên giao dịch gần nhất. Điều này cho thấy HQC đã bắt đầu trở nên hấp dẫn đối với NĐT nước ngoài.
NĐT nên sử dụng phương pháp phân tích từng cổ phiếu riêng lẻ |
Trong rổ VN30, khối ngoại tiếp tục tập trung mua vào các cổ phiếu là KBC, VNM, VCB... Mã HAG và STB tuy bị bán mạnh nhưng vẫn tăng nhẹ chứng tỏ lực cầu khá dồi dào. Ngoài ra, những cổ phiếu như HAR, FIT, HHS, VHG, FLC... có sự sụt giảm đáng kể trong các phiên trước nay đã phục hồi trở lại. Riêng TCH vẫn duy trì trong vùng đáy cũ 17.000-18.000 đồng, giới phân tích cho rằng cổ phiếu này nhiều khả năng đang tích lũy do thị trường chưa hết phức tạp.
Trên HNX, mã KLF đã hồi phục mạnh trở lại. Mã PVS vẫn đang được khối ngoại mua vào khá mạnh. Nhìn chung, khối ngoại mua bán và lướt sóng mã này khá nhiều trong 10 phiên gần nhất do sự biến động mạnh của giá dầu.
Nói về SAB, cổ phiếu này tiếp tục chuỗi ngày tăng trần và hiện tại, mức giá gần 200.000 đồng/CP. Với lượng dư mua luôn ở con số vài trăm ngàn đơn vị giúp SAB trở thành công ty có quy mô vốn hóa lớn thứ 4 toàn thị trường (chỉ sau VNM, GAS và VCB). Các công ty bia khác trên sàn UPCoM cũng có một màn trình diễn ấn tượng không kém khi cả WSB, BHP và BHN đều tăng trần. Trong khi ROS cũng đang tăng điểm nhẹ, dao động quanh trên dưới 185.000 đồng.
Nhiều NĐT bắt đầu hưng phấn với nhóm cổ phiếu bia rồi đặt câu hỏi: Thị trường sẽ ra sao nếu không có ROS và SAB? Thực tế, trong vài tháng gần đây, không ít lần ROS đã cứu nguy thị trường thoát khỏi những phiên giảm sâu.
Trong khi đó, SAB lại là một thế lực mới nổi nhưng đã thể hiện những tố chất của một trụ cột thị trường. Nếu không tính đến những cổ phiếu này, có thời điểm chỉ số VN-Index chỉ còn 627,15 điểm, tương ứng với mức lợi nhuận là 8,31% (so với mức giá đóng cửa ngày 31/12).
Tuy nhiên, với diễn biến của ngày 14/12, một bộ phận phân tích cho rằng dù loại hay không thì P/E và P/B của toàn thị trường vẫn không đổi (lần lượt là 15,8 và 1,9) nên chúng ta có căn cứ để kết luận rằng thị trường đang được định giá ở mức hợp lý ở tất cả các cổ phiếu chứ không riêng gì ROS và SAB.
Do đó, giới phân tích khuyến nghị NĐT nên sử dụng phương pháp phân tích từng cổ phiếu riêng lẻ thay vì tập trung vào chuyển động toàn thị trường. Một số tiêu chuẩn mà giới này đưa ra khuyến nghị để lọc cổ phiếu là: P/E thấp (nhỏ hơn 7) và thanh khoản ở mức phù hợp (khối lượng giao dịch lớn hơn 10.000 cổ và giá trị giao dịch lớn hơn 4 tỷ đồng).
Đồng thời, vì là thời điểm cận cuối năm nên một yếu tố quan trọng đối với quyết định đầu tư của NĐT lúc này là phải khái quát được bức tranh kinh tế vĩ mô năm cũ, nhằm rút ra hướng đi của năm mới.
Cụ thể, theo ghi nhận của bộ phận nghiên cứu Rồng Việt, xu hướng của nền kinh tế toàn cầu năm 2016 với tăng trưởng yếu hơn kỳ vọng và các hoạt động thương mại giảm, do đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm xuống còn 6,25% trong năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng mạnh của hạn hán đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giảm sản lượng sản xuất dầu và tăng trưởng trong thương mại.
Nhìn chung lạm phát đã quay trở lại trong năm 2016 do nhà nước điều chỉnh giá hàng hóa công, chủ yếu là ở các dịch vụ giáo dục và y tế. Sự tăng giá ở giá các dịch vụ được quản lý đóng góp khoảng 67% vào tổng lạm phát. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng được do thị trường quyết định không có dấu hiệu đột biến.
Nói về tăng trưởng tín dụng, năm 2016, cung tiền tăng mạnh trong năm với sự tăng trưởng gấp đôi so với tốc độ tăng của GDP danh nghĩa. Thanh khoản khá đi kèm với các điều kiện kinh tế vĩ mô dễ dàng đã giúp cho tăng trưởng tín dụng tăng lên khoảng 16,5% so với cuối năm trước.
Thế nhưng nợ công đang tăng mạnh và đang hướng đến giới hạn là 65% GDP. Để ổn định tài khóa trong trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn 2016-2020 được đưa ra để giảm thâm hụt tài khóa xuống còn 3,5% của GDP vào năm 2020 (theo Luật NSNN mới).
Điểm tích cực ghi dấu ấn trong năm 2016 là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại và kinh tế nói chung. Với giá nhân công rẻ, tinh thần mở cửa sâu rộng và lợi thế về mặt địa lý Việt Nam luôn là điểm thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.
Vốn thực hiện năm 2016 ước đạt 15,6 tỷ USD (tăng 8% so với cùng kỳ) trong khi vốn đăng ký đạt khoảng 19,6 tỷ USD. Các NĐT nước ngoài đóng góp khoảng 18% vào GDP Việt Nam, chiếm 1/4 tổng giá trị đầu tư, 2/3 tổng giá trị xuất khẩu, chủ yếu là ở các mặt hàng điện tử như máy tính, điện thoại, chip máy tính, camera và phương tiện vận chuyển.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI cũng mang đến các nguồn công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý cũng như kiến thức về thị trường đến Việt Nam. Tuy vậy, các doanh nghiệp nội địa chưa thật sự kết nối sâu với các doanh nghiệp FDI dẫn tới việc các doanh nghiệp FDI hoạt động riêng biệt hơn là chất xúc tác và lan tỏa cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, một yếu tố đặc biệt ảnh hưởng lớn đến TTCK buộc NĐT phải ghi nhận đó là việc bán ròng của khối ngoại. Xét theo các chỉ số, thì không thể không nói đến hoạt động rút vốn của 2 quỹ ETFs là Db x-trackers FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF. Tính đến ngày 9/12 vừa qua, Db-x trackers FTSE Vietnam ETF bị rút ròng 71,01 triệu USD, trong khi VanEck Vectors Vietnam ETF bị rút ròng thậm chí còn nhiều hơn, 78,53 triệu USD.