M&A đang nóng
M&A: Con đường nhanh nhất thâm nhập thị trường | |
M&A vẫn tấp nập hay trầm lắng? |
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài đã chia sẻ trước thực tế, hiện nay trong các thương vụ M&A, khối ngoại đóng vai trò chủ đạo, nắm giữ vai trò trọng yếu. Theo thống kê hiện nay, các DN nước ngoài đang tham gia tới 77% các thương vụ M&A tại Việt Nam.
Hệ thống siêu thị Big C đã đổi chủ |
Ông Tuấn cho rằng, việc mua lại DN kém hiệu quả là mong muốn của chúng ta. Các DN đó nếu được bán lại để thu hồi vốn đầu tư là điều hết sức tốt.
Và có một thực tế đáng mừng là hiện có một số DN trong nước mua lại DN nước ngoài trên đất Việt Nam, hay DN nước ngoài mua lại DN nước ngoài như thương vụ mua lại Big C. Gần đây nhất là việc Tập đoàn FPT tiến hành mua lại một số nhà máy ở nước ngoài...
“Điều này cho thấy, M&A diễn ra đa dạng và hoàn toàn không đáng lo ngại, mà điều đáng quan tâm là DN ngoại đang thâu tóm ở những lĩnh vực nào”, ông Tuấn cho biết. Câu trả lời là thị trường bán lẻ.
Đây là câu chuyện hết sức quan trọng và không dễ giải quyết. Nếu chỉ nhìn một chiều, kích thích các thương vụ M&A ở mức quá cao, thì không có lợi cho đất nước. Nhưng nếu những cơ sở bán lẻ và thị trường bán lẻ Việt Nam yếu kém, không đáp ứng được sự phát triển của kinh tế trong giai đoạn mới, mà không có sự tham gia của các tập đoàn có kinh nghiệm quản trị trong lĩnh vực này thì nền thương mại của Việt Nam cũng không theo kịp các nước trong giai đoạn hội nhập, ông Tuấn nhận định.
Trên thực tế, thời gian qua, thị trường bán lẻ chứng kiến rất nhiều thương vụ M&A, các DN đến từ Thái Lan tập trung vào mảng này và lĩnh vực sản xuất với 2 thương vụ lớn, là Central Group mua lại Big C và Singha trở thành nhà đầu tư chiến lược của Masan. Trước đó, TCC cũng đã mua lại hệ thống Metro tại Việt Nam.
Như vậy, 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam đều đã thuộc về sở hữu của nhà đầu tư tại Thái Lan. Đồng thời, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng có thương vụ M&A đáng chú ý trong ngành bán lẻ khi CJ mua cổ phần của Cầu Tre và Deasang mua Công ty thực phẩm Đức Việt với giá trị 33 triệu USD. Sinhan Bank cũng thể hiện nỗ lực của nhà đầu tư Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam với thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ.
Đáng chú ý, không chỉ các nhà đầu tư Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc nhòm ngó thị trường bán lẻ Việt, mà Trung Quốc cũng đã đặt chân vào đây.
Số vốn góp mua cổ phần DN bán lẻ Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất lớn. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 7 tháng qua, số lượt vốn tăng mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN bán lẻ, hay trong ngành ô tô, đạt hơn 666 triệu USD, chiếm gần 67% số vốn FDI vào ngành.
Ở góc nhìn của mình, ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt, cảnh báo, việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn con đường M&A để thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thâu tóm các DN Việt Nam vì nhận thấy tương lai không xa các DN Việt sẽ là đối thủ tiềm năng cạnh tranh trực tiếp với họ trên thị trường thế giới.