Nâng tầm thương hiệu Việt
Bộ Công thương chính thức bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT | |
VTG 2016: Cầu nối dệt may và nguyên phụ liệu | |
Thương hiệu Việt vươn tầm thế giới |
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch VCCI chia sẻ, trong những năm gần đây, Ấn Độ là bạn hàng quan trọng của Việt Nam trong ngành dệt may và máy móc, thiết bị dệt may. Đồng thời, Việt Nam cũng là thị trường tiềm năng mà nhiều DN Ấn Độ hướng tới. Dự kiến đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt từ 50 đến 55 tỷ USD, gấp đôi so với hiện nay.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị, vì vậy nhu cầu cấp thiết để cải thiện và phát triển bền vững hơn cho ngành là thời điểm các DN Ấn Độ có thể tận dụng cơ hội tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua các hợp tác mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Các DN Ấn Độ rất coi trọng thị trường dệt may Việt Nam |
Bà Seema Srivastava, Giám đốc điều hành Hiệp hội máy móc và thiết bị dệt may Ấn Độ cho biết, ngành dệt may chiếm 20% sản lượng công nghiệp và 15% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ. Ngành dệt may không chỉ cạnh tranh nhờ ưu điểm về chất lượng mà còn về giá cả.
Hiện nay, các DN dệt may Ấn Độ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và đang nỗ lực tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác với DN Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu cũng như máy móc, thiết bị. Đây là thời điểm thuận lợi để DN Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh về các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, việc thị trường Ấn Độ có nhiều bất lợi như sức ép cạnh tranh từ phía đối thủ ngày càng lớn, luật lao động chặt chẽ hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém và không có nhiều chính sách hỗ trợ cho các DN là những nguyên nhân chính.
Đặc biệt, ngành dệt may tại đây đang cảm thấy lo ngại khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết, qua đó cho phép nhiều loại hàng hóa của Việt Nam được miễn thuế khi vào thị trường Mỹ.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng các công ty sản xuất Ấn Độ có thể chuyển nhà máy đến Việt Nam để được hưởng lợi miễn thuế vào thị trường Mỹ cũng như các thị trường thành viên khác thuộc TPP. TPP sẽ có 12 nước thành viên, kể cả Việt Nam, được nhận những ưu đãi đặc biệt về thuế quan. Hơn nữa, tầm ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do này cũng lớn khi chiếm 40% GDP toàn cầu và là thỏa thuận thương mại lớn thứ 3 thế giới.
Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó tổng Giám đốc CTCP May Nhà Bè, khó khăn nhất đối với ngành dệt may đó là thiếu nguồn nguyên phụ liệu trong nước nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là TPP. Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu tới 27,5 tỷ USD, tuy nhiên 70% giá trị xuất khẩu nằm trong nguyên phụ liệu mà khoảng 70% từ Trung Quốc.
Ngành dệt may Ấn Độ có kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực mạnh, nên khi DN Ấn Độ liên kết hợp tác với các nhà máy dệt, sợi Việt Nam nhằm tạo ra chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi, cùng mang lại lợi ích cho hai phía, qua đó giúp các DN Việt Nam chủ động được nguồn nguyên phụ liệu.
Bên cạnh việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, hiện nay, Việt Nam cũng đang thiếu các nhà thiết kế được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Do đó, việc hợp tác giữa Việt Nam và Ấn độ còn mở ra cơ hội giúp ngành thiết kế Việt Nam nâng tầm trên bản đồ thế giới, từ đó tạo ra những sản phẩm may mặc mang lại giá trị kinh tế cao.