Những mô hình điểm từ đồng vốn chính sách ở Khánh Vĩnh
Anh Nguyễn Xuân Phong - Tổ trưởng Tổ tín dụng NHCSXH huyện Khánh Vĩnh đang tận tình hướng dẫn bà con ở xã Khánh Nam về tín dụng chính sách và làm thủ tục vay vốn |
Trước đây, đồng bào ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) – huyện với 15 dân tộc anh em chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ tới 73,7% chỉ quen với tập quán canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp, không dám vay vốn, dù đó là vốn vay của Chính phủ có lãi suất ưu đãi.
Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên NHCSXH huyện Khánh Vĩnh, các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền, hướng dẫn nên bà con đã mạnh dạn vay vốn chính sách, sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi... vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Tổng dư nợ của NHCSXH huyện Khánh Vĩnh hiện nay đạt 142 tỷ đồng với 9.239 hộ đang có dư nợ. Nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng đã giúp trên 10.000 lượt khách hàng được vay vốn, thu hút và tạo việc làm cho trên 6.143 lao động; trên 509 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập...
Chùm ảnh của phóng viên Ngọc Tuấn sẽ phần nào phản ánh được hiệu quả của đồng vốn tín dụng chính sách.
Trước đây, đồng bào ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) – huyện với 15 dân tộc anh em chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ tới 73,7% chỉ quen với tập quán canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp, không dám vay vốn, dù đó là vốn vay của Chính phủ có lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên NHCSXH huyện Khánh Vĩnh, các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền, hướng dẫn nên bà con đã mạnh dạn vay vốn chính sách, sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi... vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Tổng dư nợ của NHCSXH huyện Khánh Vĩnh hiện nay đạt 142 tỷ đồng với 9.239 hộ đang có dư nợ. Nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng đã giúp trên 10.000 lượt khách hàng được vay vốn, thu hút và tạo việc làm cho trên 6.143 lao động; trên 509 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập...
Chùm ảnh của phóng viên NGỌC TUẤN sẽ phần nào phản ánh được hiệu quả của đồng vốn tín dụng chính sách.
Xuất phát điểm từ 30 triệu đồng vốn chính sách, gia đình anh chị Trần Kim Hoa ở thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp đã phát triển kinh tế trang trại VAC rất hiệu quả. “Nhờ chịu khó, chăm chỉ làm ăn hiện nay trang trại của gia đình đã có hơn 100 con dê, 500 con gà giống H’Mông, 50 con lợn rừng, nay kinh tế gia đình tôi đã khá hơn”, chị Hoa cho hay |
Cũng ở thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam, anh Cao Hà Răng (bên phải), dân tộc Raglai cho biết: “Được NHCSXH tạo điều kiện cho vay 30 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản, gia đình tôi từng bước thoát nghèo và cuộc sống ổn định rồi!” |
“Bưởi da xanh ở đây ngon, ngọt, nhiều nước, ruột đỏ, da xanh, bóng, vỏ mỏng, thương lái rất thích, giá bán từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình thu nhập từ vườn bưởi hàng trăm triệu đồng”, bà Minh phấn khởi khoe với cán bộ hội đoàn thể và ngân hàng |
Gia đình bà Hứa Thị Minh ở thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam vay 30 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn để cải tạo vườn đồi phát triển kinh tế VAC và mua phân bón chăm sóc cây trồng |
Còn ông Đàm Văn Vy ở xã Khánh Hiệp cũng được vay 30 triệu đồng để phát triển đàn hươu tới cả 100 con. Ông Vy bộc bạch tâm sự: “Nếu Nhà nước không cho vay vốn ưu đãi, cuộc sống gia đình chật vật lắm, không có bát ăn bát để như ngày hôm nay đâu” |
Gia đình anh Cao Văn Hiệp và chị Hoàng Thị Vân vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi để trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc |