Nỗ lực đưa đồng vốn đi vào cuộc sống
Khởi sắc bất động sản Ninh Thuận | |
Hỗ trợ đầu tư vào tam nông |
Ông Lê Văn Cương |
Sau ngày tái lập tỉnh (tháng 4/1992), nền kinh tế địa phương có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ phát triển KT - XH còn nghèo. Khó khăn lớn nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trên địa bàn vào thời điểm đó là vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vừa kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, cán bộ, nhân viên ngành NH Ninh Thuận đã vượt qua khó khăn, đưa đồng vốn đi vào cuộc sống. Đặc biệt, đến nay, các TCTD trên địa bàn đã triển khai thực hiện tốt chính sách tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Hoạt động NH an toàn, hiệu quả, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cụ thể, huy động vốn tăng trưởng bình quân 20,4%/năm, đầu tư tín dụng tăng 19,5%. Đồng thời, tái cơ cấu TCTD theo hướng hiện đại hóa, tăng năng lực hoạt động; Đa dạng hóa dịch vụ NH với công nghệ và chất lượng phục vụ được nâng cao. Nguồn vốn của các TCTD đã và đang tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh ở địa phương như, tam nông, khai thác đánh bắt thủy hải sản, DNNVV...
Ở Ninh Thuận, đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được ưu tiên hàng đầu, thưa ông?
Với đặc thù của địa phương, ngành Ngân hàng Ninh Thuận xác định đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Các TCTD trên địa bàn, đi đầu là Agribank Ninh Thuận với mạng lưới giao dịch phủ đến 100% xã, phường đã luôn quan tâm, đầu tư vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này.
Cụ thể, cho vay theo NĐ 55, doanh số 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4.250 tỷ đồng, tăng 210 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016; dư nợ ước đến 31/7/2017 đạt 5.180 tỷ đồng/41.200 khách hàng, tăng 977 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Ngoài ra, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới ước đạt 3.500 tỷ đồng/101.098 khách hàng, tăng 350 tỷ đồng so với cùng kỳ. Thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh đã tập trung chỉ đạo các TCTD huy động để đáp ứng vốn hiệu quả phục vụ phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ninh Thuận thực hiện khá tốt NĐ 67. Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm từ địa phương?
Xác định NĐ 67 có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ngành thủy sản, đặc biệt chính sách tín dụng ưu đãi giúp ngư dân có điều kiện để phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, ngành NH Ninh Thuận đã vào cuộc một cách quyết liệt. Đến tháng 10/2017, có 37/41 dự án được phê duyệt đã ký hợp đồng tín dụng, với số tiền cam kết cho vay 351,44 tỷ đồng, giải ngân 267,7 tỷ đồng đạt tỷ lệ 76,17%/số tiền cam kết cho vay.
Qua công tác kiểm tra, các TCTD đều cho vay đúng đối tượng, thực hiện đầy đủ việc đăng ký giao dịch bảo đảm và kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay trong quá trình giải ngân... Điều đó đã góp phần đưa NĐ 67 thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả bước đầu.
Có nhiều bài học kinh nghiệm rút ra khi thực hiện NĐ 67 ở địa phương. Đó là phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành; Sự tham gia tích cực của NHTM vào cuộc phải khẩn trương, quyết liệt. Đặc biệt, chủ dự án được phê duyệt phải thực sự có năng lực về tài chính, kinh nghiệm quản lý, sản xuất, có quyết tâm và nỗ lực trong thực hiện...
Ngành NH Ninh Thuận không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho DN |
Còn việc kết nối NH - DN đã được thực hiện như thế nào, trên địa bàn Ninh Thuận, thưa ông?
Thời gian gần đây, ngành NH Ninh Thuận không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho DN. Sự vào cuộc tích cực của các TCTD đã góp phần hỗ trợ nhiều DN, đặc biệt các DNNVV vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh. Ngành NH đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thành công Hội nghị đối thoại và kết nối NH - DN.
Tại hội nghị, các chi nhánh NHTM đã ký kết hợp đồng tín dụng với 14 DN, số tiền cam kết cho vay là 1.720 tỷ đồng. Ngoài ra, các TCTD còn đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, có các biện pháp tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý cho các DN gặp khó khăn. Trong thời gian tới, ngành NH Ninh Thuận tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các DNNVV, DN khởi nghiệp.
CN đang nghiên cứu, xây dựng “chuyên mục về hỗ trợ và phát triển DN” trên website NHNN tỉnh Ninh Thuận, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các chương trình hỗ trợ ND của ngành NH. Đồng thời, tiếp nhận những phản hồi từ cộng đồng DN trên địa bàn.