SCIC chia sẻ kinh nghiệm cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Địa phương 'đủng đỉnh', cổ phần hóa ì ạch | |
Cổ phần hóa DNNN ì ạch do vướng thủ tục đất đai | |
Năm mới thoái vốn có dễ không? | |
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN |
Quang cảnh Tọa đàm |
Chia sẻ về kết quả cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết thời điểm năm 1980, Việt Nam có 12.000 doanh nghiệp nhà nước thì đến năm 2017 số lượng giảm manh, chỉ còn khoảng 526 doanh nghiệp hiện diện tại 11 ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng an ninh. Hầu hết các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam cũng được nhìn nhận có nhiều vấp váp, khó khăn. Ông Trần Văn Tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - một trong những người tham gia vào quá trình cổ phần hóa từ những ngày đầu tiên - cho biết: Những năm 1990-1991, Việt Nam chỉ có khái niệm doanh nghiệp nhà nước, chưa biết cổ phần hóa là thế nào. Ngay cán bộ nhân viên trong công ty hoài nghi, lo lắng không ủng hộ.
Việt Nam đã đi từng bước, vừa xây dựng văn bản chính sách, vừa thực hiện và nghiên cứu các thực tiễn thành công của thế giới như mô hình Ủy ban Quản lý giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước SASAC của Trung Quốc. Mô hình doanh nghiệp đầu tư vốn nhà nước như Temasek hay GIC của Singapore, Khazanah của Malaysia… Đến nay, tuy vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhưng về cơ bản đã ghi nhận những thành tựu nhất định.
Việt Nam cũng đã đạt được bước tiến quan trọng khi tách được chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước, bằng việc hình thành Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã chuyên môn hóa việc đầu tư vốn nhà nước, thành lập SCIC trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tiếp nhận các doanh nghiệp nhà nước nhỏ còn lại.
Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư vốn, bán và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp với giá tốt nhất và làm thế nào để bán được những doanh nghiệp yếu kém, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, SCIC tiến hành việc này qua nhiều giai đoạn: tiếp nhận doanh nghiệp, tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, sau đó là bán cổ phần của nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1.055 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước hơn 14.800 tỷ đồng. SCIC đã chủ động tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý các tồn tại của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho vốn nhà nước.
Đến nay đa số các doanh nghiệp do SCIC quản lý có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân các năm 2013-2018 đạt từ 19-20%, tổng nguồn thu cổ tức cho nhà nước lũy kế trên 34.000 tỷ đồng.
SCIC đã tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước thành công tại 995 doanh nghiệp, trong đó, bán hết vốn tại 892 doanh nghiệp với doanh thu bán vốn đạt hơn 47.000 tỷ đồng trên giá vốn hơn 11.000 tỷ đồng. Đa số các doanh nghiệp bán vốn chủ yếu quy mô nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả nhưng sau khi được SCIC tái cơ cấu đã trở nên có lãi, kết quả bán vốn thu được gấp hơn 4,2 lần giá vốn.
SCIC tiếp tục đầu tư dự án, đặc biệt là các dự án có trọng điểm, quy mô lớn và phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để hợp tác triển khai dự án đầu tư trong nước và cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cũng tại đây, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT SCIC cho biết Tọa đàm là tiền đề cho quá trình hợp tác cụ thể giữa SCIC và các đối tác của Cuba, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của SCIC nghiên cứu tìm hiểu và đầu tư vào Cuba trong thời gian tới. Ba lĩnh vực nhiều tiềm năng đầu tư của Cuba được nhắc đến là nông nghiệp, dược phẩm và y tế.