Sức chiến đấu của ngòi bút trên đường hội nhập
95 tác phẩm đạt Giải báo chí Quốc gia lần thứ XI – năm 2016 | |
Báo chí chống tham nhũng, lãng phí: Dấn thân và quả cảm | |
Luật Báo chí 2016 và quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC: CẦU NỐI HỮU HIỆU GIỮA DN VÀ CHÍNH PHỦ Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của báo chí, tạo thuận lợi để báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Sự nghiệp đổi mới cần sự tham gia tích cực, đồng bộ của báo chí, DN với sự thay đổi mạnh mẽ hơn, tiếp cận những điều mới để truyền tải, tạo cảm hứng, góp phần định hướng mọi cá nhân, cộng đồng xã hội, phát huy tinh thần, khả năng sáng tạo, cùng chung sức, chung lòng xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Với nhiệm vụ đó, tôi đề nghị báo chí và DN cần tích cực tham gia đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, chống tham nhũng, lãng phí. Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa DN và Chính phủ. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin kịp thời, đa dạng, phong phú, chính xác mà còn phải kịp thời phát hiện, phản biện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp DN nhận ra các yếu kém, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, tiếp tục vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. |
Cùng với quá trình hội nhập và cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới nền kinh tế, vai trò của hai chủ thể quan trọng là báo chí và DN đang ngày càng được khẳng định. Nếu như DN, doanh nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế, thì báo chí luôn song hành và giữ vai trò cầu nối giữa DN và cơ quan quản lý để định hướng xây dựng chính sách nhằm khắc phục các vấn đề bất cập trong môi trường đầu tư. Mối quan hệ gắn bó mật thiết này đã được các cấp quản lý, cộng đồng DN và chính các cơ quan báo chí khẳng định tại nhiều diễn đàn nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Cầu nối hữu hiệu giữa DN và Chính phủ
Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của báo chí, tạo thuận lợi để báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Sự nghiệp đổi mới cần sự tham gia tích cực, đồng bộ của báo chí, DN với sự thay đổi mạnh mẽ hơn, tiếp cận những điều mới để truyền tải, tạo cảm hứng, góp phần định hướng mọi cá nhân, cộng đồng xã hội, phát huy tinh thần, khả năng sáng tạo, cùng chung sức, chung lòng xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Với nhiệm vụ đó, tôi đề nghị báo chí và DN cần tích cực tham gia đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, chống tham nhũng, lãng phí. Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa DN và Chính phủ. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin kịp thời, đa dạng, phong phú, chính xác mà còn phải kịp thời phát hiện, phản biện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp DN nhận ra các yếu kém, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, tiếp tục vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tôi cũng mong muốn rằng báo chí sẽ tiếp tục cổ vũ cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng thương hiệu Việt Nam, khuyến khích khởi nghiệp đi liền với phát triển DN. Tháo gỡ khó khăn cho DN là hướng đi quan trọng của các cấp, các ngành. Làm thương trường cũng khổ lắm, cũng rủi ro lắm! Chúng ta phải thông hiểu điều này để tạo điều kiện, tạo niềm tin xã hội, niềm tin thị trường, niềm tin khi bảo vệ cái đúng.
Báo chí sẽ tiếp tục cổ vũ cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng thương hiệu Việt Nam, khuyến khích khởi nghiệp đi liền với phát triển DN |
Báo chí cần cổ vũ những tấm gương DN vượt khó; sát cánh cùng các chuyên gia kinh tế để theo dõi, phân tích tình hình kinh tế-xã hội, kịp thời đưa ra những dự báo, giúp DN lựa chọn được đường hướng kinh doanh đúng đắn, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng báo chí - DN sẽ mãi là những người bạn đồng hành trên bước đường hội nhập vì sự nghiệp phát triển của chính mình và phồn vinh của đất nước.
Theo báo cáo xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 vừa được công bố, Việt Nam tăng 12 bậc. Ai làm nên đổi mới sáng tạo này? Tất nhiên, có vai trò của đổi mới môi trường kinh doanh, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhưng chính DN là người đổi mới sáng tạo quyết liệt, trực tiếp nhất. Với mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020, tôi đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng DN thực hiện điều này.
Đồng thời, báo chí cần phải đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của xã hội về thông tin, hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần thực hiện công khai, minh bạch quá trình và kết quả xử lý công việc của cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó, góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" để hoạt động của Chính phủ, của bộ máy hành chính các cấp phục vụ tốt hơn cho người dân, DN.
Ông Vũ Tiến Lộc |
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Mối quan hệ tương tác và cộng sinh
Doanh nhân như người đi biển, luôn phải đương đầu với sóng to, gió lớn và nhà báo như người ở hậu phương luôn lo lắng cho họ. Tôi cho rằng đây là hình ảnh rất gần với mối quan hệ giữa báo chí với DN. Với các chủ trương, chính sách gần đây của Đảng và Nhà nước, có thể nói chưa bao giờ vị thế của DN, doanh nhân được đề cao như bây giờ. Đó là sự cổ vũ động viên to lớn đối với đội ngũ doanh nhân. Nhưng thực sự chặng đường sắp tới của doanh nhân vẫn rất gian nan.
Hiện nay có đến 60% DN kinh doanh rất khó khăn và trong những năm tới, bối cảnh hội nhập, cạnh tranh càng khắc nghiệt hơn. Các doanh nhân là chiến sĩ trên thương trường, để trụ vững đã là nỗ lực rất lớn. Mặc dù chính sách và thể chế của chúng ta đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho DN, doanh nhân, nhưng phải nói rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn còn hết sức khó khăn. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng thực sự để đạt được mục tiêu đó vẫn cần sự cố gắng nỗ lực rất lớn, điều đó đặt DN vào bối cảnh rất khó khăn.
Những năm tới đây vẫn sẽ tiếp tục là thời gian khó khăn, vì vậy tôi nghĩ rằng điều hết sức quan trọng với cả hệ thống chính trị là làm thế nào tạo điều kiện phát triển cho các DN, doanh nhân có khát vọng, định hướng phát triển rõ ràng. Và trong quá trình đó, thì việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là nhiệm vụ hàng đầu. Tôi hy vọng trong bối cảnh đó, báo chí sẽ là người tiên phong, sát cánh với DN.
Chúng tôi đánh giá cao vai trò của báo chí trong thời gian qua đã sát cánh cùng DN cải thiện môi trường kinh doanh, nói lên tiếng nói của DN, doanh nhân. Môi trường kinh doanh cải thiện mạnh mẽ thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của các cơ quan báo chí. Báo chí đồng hành, nói lên và cung cấp thông tin để các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Mỗi khi có khó khăn vướng mắc, báo chí cùng DN lên tiếng, góp phần bảo vệ DN, doanh nhân. Báo chí thời gian qua cũng đã phát hiện, biểu dương các gương điển hình, là kênh thông tin giúp DN định hình chiến lược kinh doanh, tư vấn cải thiện quản trị… Sự cộng sinh, tương tác giữa DN và báo chí thời gian qua là mô hình điển hình của quan hệ hợp tác các bên cùng có lợi. Đây là mối quan hệ hợp tác tốt đẹp mà chúng ta cần giữ gìn và củng cố trong thời gian tới.
Ông Đoàn Minh Huấn |
Ông Đoàn Minh Huấn, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó TBT Tạp chí Cộng sản: Cùng doanh nghiệp kiến tạo sức bền
Báo chí với chức năng của mình trong những năm vừa qua đã bám sát định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước, hết sức nỗ lực, cố gắng trong việc cổ vũ, phát hiện, bảo vệ những nhân tố mới, điển hình của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tư nhân, trong bối cảnh chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế. Các thành phần kinh tế đều có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế mới. Báo chí cũng hết sức nỗ lực góp phần đề xuất, kiến nghị tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng để DN bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, đóng góp vào việc phát triển, tăng trưởng, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện trách nhiệm xã hội của DN. Báo chí cũng đã đồng hành cùng DN thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các tờ báo đều rất lưu ý công tác này.
Tuy nhiên, trong quá trình đồng hành cùng DN, chúng tôi thấy có điểm cần lưu ý. Điểm yếu của DN vẫn là sự liên kết với nhau để tạo nên sức cạnh tranh tốt hơn nhằm phát huy lợi thế. Khi trao đổi với báo giới nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, họ ví mỗi DN Việt Nam như một viên ngọc sáng còn DN nước họ như viên đất sét. Lúc đầu chúng tôi nghĩ là họ khen, nhưng thật ra không hẳn như vậy, vì viên ngọc không liên kết đượcvới nhau còn đất sét thì có. Do đó, nếu không cải thiện được điểm yếu này thì Việt Nam vươn ra thị trường khu vực còn khó, chưa nói thế giới. Báo chí sẽ cố gắng trong việc tuyên truyền, thông qua vai trò các hiệp hội, đặc biệt là VCCI để khắc phục vấn đề này.
Báo chí mong muốn cùng với các DN, hiệp hội DN để đề xuất, xây dựng thể chế chính sách, không chỉ cho từng khu vực (công hay tư nhân), mà còn có giao thoa giữa các khu vực, từ đó mới nảy sinh ra đổi mới sáng tạo trong quản lý. Khi DN có sáng kiến đổi mới thể chế, sẽ thông qua các diễn đàn, hiệp hội, báo chí sẽ tham gia chuyển tải các thông tin này, góp phần vào quá trình phản biện, xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách của nhà nước để phát triển các khu vực kinh tế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.
Ông Nguyễn Mạnh Thản |
Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Phú Thọ: Lăng kính để DN soi mình
Doanh nhân là người lính trong thời bình, luôn chấp nhận nhiều hy sinh, đổ mồ hôi công sức. Vì vậy chúng tôi hy vọng báo chí chuyển tải thông tin làm sao để xã hội hiểu đúng bản chất vấn đề, cho chúng tôi yên tâm cống hiến. Doanh nhân cũng có nhiều người không định vị được chỗ đứng của mình, không hiểu hết mình, không vươn lên được. Mà không thắng được mình thì không thể thắng được các đối thủ khác trong cơ chế thị trường hiện nay. Muốn hiểu được mình thì phải nhìn qua lăng kính xã hội và trong đó quan trọng nhất chính là lăng kính báo chí, của các cơ quan truyền thông.
Qua đó, chúng tôi biết mình đang ở đâu để khắc phục các hạn chế. Trong đội ngũ doanh nhân cũng có người tốt, người xấu, vì vậy chúng tôi mong muốn báo chí đồng thời công nhận, khen ngợi người tốt và lên án cái xấu, để giúp lành mạnh hoá hoạt động của DN, doanh nhân trong thời buổi hội nhập, xây dựng đất nước.
Hoạt động báo chí với DN là không thể tách rời. DN cố gắng tạo ra sản phẩm, dịch vụ và báo chí giúp sức quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi hiểu rằng, nếu cơ quan truyền thông phản ánh sản phẩm, dịch vụ của DN thì sẽ tốt hơn là DN tự làm quảng bá với sản phẩm của mình. Và quan trọng là, báo chí cũng cố gắng làm thế nào để trong thời buổi hội nhập, cạnh tranh khốc liệt này, các DN, doanh nhân dù đi sau cũng có thể phát triển được. Chúng tôi mong rằng, các cơ quan báo chí sẽ có nỗ lực động viên các DN mới thành lập phát triển mạnh mẽ, đồng thời định hướng cho xã hội hiểu đúng bản chất của DN.
Mong rằng các cơ quan báo chí, truyền thông ở Việt Nam sẽ tạo dựng được mối liên hệ mật thiết với VCCI, các hiệp hội DN và các tổ chức đại diện cho cộng đồng DN, cùng làm việc với nhau để đưa ra các thông tin có độ tin cậy cao, nhằm định hướng xã hội được tốt.
Ông Nguyễn trường Sơn |
Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn: Nơi tiếng lòng của DN được chuyển tải
Lực lượng báo chí hùng mạnh và có thể góp phần giúp thay đổi nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nước. Tôi cho rằng, các chủ trương, chính sách vừa qua có tinh thần đổi mới, rất nhiều cái hay, nhưng trong khi Chính phủ rất quyết liệt thì ở các cấp dưới lại không thực hiện tốt. Vì vậy, tôi mong muốn báo chí góp sức nhiều hơn nữa trong việc đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế đời sống kinh doanh một cách thật hiệu quả.
Một câu chuyện nữa là trên thực tế, sự phân biệt giữa DN tư nhân và DNNN vẫn rất lớn và phổ biến ở tất cả các cấp. Tôi mong báo chí thổi lên ngọn lửa động viên xã hội, cùng các DN đem hết sức mình cống hiến cho xã hội; ủng hộ các DN để chúng tôi cống hiến, đóng góp cho đất nước, cho xã hội. Tôi muốn nhấn mạnh lại nguyện vọng của DN là được đồng hành với báo chí và được báo chí hỗ trợ để phát triển hơn nữa.