Tháo gỡ vướng mắc cho một số dự án ODA vay vốn ADB
Vay vốn ADB phát triển các đô thị xanh | |
Sửa Hiệp định vay ADB cho Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai | |
Việt Nam tham gia dự án giao thông bền vững khu vực GMS do ADB tài trợ |
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình phê duyệt danh mục/chủ trương đầu tư Dự án Đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn (Đoạn Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng) để làm cơ sở cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định Dự án theo đúng quy định hiện hành.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiến hành đàm phán với ADB Hiệp định vay vốn cho Dự án sau khi kết quả thẩm định của VDB cho thấy Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) có khả năng trả được nợ khi đầu tư Dự án.
Một đoạn dự án đường hành lang ven biển phía Nam – Giai đoạn 2 đoạn qua Cà Mau |
Đối với Dự án Hành lang ven biển phía Nam, giai đoạn 2 (Dự án SCCP2 và Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên), Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính căn cứ quy định hiện hành, thống nhất với Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Kiên Giang về cơ chế tài chính áp dụng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự án đường hành lang ven biển phía Nam được xây dựng nối ba nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt Nam, dự án này đi qua hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau với tổng chiều dài 220km, trong đó đoạn qua tỉnh Kiên Giang dài 166,8km. Dự án được tài trợ thực hiện bởi chính phủ Hàn Quốc, Úc và ADB.
Tổng số vốn đầu tư của Dự án thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau khoảng 440 triệu USD, phân kỳ thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ TP. Rạch Giá đến TP. Cà Mau bao gồm 3 dự án thành phần đã chính thức thông xe từ tháng 2/2015.
Tổng mức đầu tư của SCCP2 là 359 triệu USD, tương đương 8.029 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến kêu gọi nguồn đồng tài trợ từ phía ADB là 255 triệu USD. Trong đó có 100 triệu USD từ nguồn ADF và 155 triệu USD từ nguồn OCR ở dạng xác định năm 2016. Nguồn tài trợ từ phía EDCF dự kiến là 100 triệu USD. Còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.