Tiềm năng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là rất lớn
Nâng cao nhận thức thời kỳ tài chính số | |
Cần nỗ lực tổng thể trong phát triển tài chính tiêu dùng | |
Tài chính tiêu dùng cũng không bỏ lỡ FinTech |
Mục đích chính của hội nghị là nhằm phân tích, thảo luận, và chia sẻ về xu hướng thị trường, xu hướng sản phẩm, ứng dụng dữ liệu lớn và công nghệ cho ngành nhằm hướng tới sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong các năm tiếp theo.
Các chủ đề chính được thảo luận bao gồm: Xu hướng phát triển và tăng trưởng của ngành trong các năm tới ra sao và các vấn đề của ngành đặt ra là gì? Xu hướng sản phẩm và kênh phân phối mới khi mà kênh phổ biến hiện nay qua các đơn vị bán lẻ đã ở mức bão hòa.
Bên cạnh đó là vấn đề phát triển và ứng dụng các công nghệ xử lý dữ liệu lớn vào công tác phát triển dịch vụ cho khu vực dân số chưa được ngân hàng thương mại phục vụ, công tác thẩm định, duyệt vay và quản trị rủi ro của ngành; Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách cho ngành tài chính tiêu dùng để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của ngành nhằm hướng tới phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam và các tác động xã hội từ mô hình này.
Theo thông tin tại Hội nghị, tài chính tiêu dùng Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tổng quy mô tín dụng tiêu dùng hiện đạt mức 960 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 15,7% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống; trong đó nhóm công ty tài chính tiêu dùng có quy mô tín dụng tiêu dùng đạt mức 74 nghìn tỷ đồng và là nhóm TCTD có tốc độ tăng dư nợ tín dụng tiêu dùng cao nhất trong 3 năm gần đây, bình quân khoảng 44%.
Mặc dù thị trường vẫn còn rất tiềm năng vì mức thâm nhập thị trường còn thấp và số lượng người chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam là đáng kể nhưng còn tồn tại nhiều thách thức. Để biến tiềm năng thành hiện thực cần sự tham gia thảo luận, đóng góp và chia sẻ giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý, các công ty tài chính tiêu dùng, các ngân hàng, các công ty thanh toán điện tử (e-payment) và các công ty thương mại điện tử, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế cho sự phát triển bền vững và lành mạnh của ngành tài chính tiêu dùng trong tương lai.
Hội nghị do StoxPlus tổ chức với sự hỗ trợ của Tập đoàn Nikkei Nhật Bản, Tổ chức Tài chính Quốc Tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới với các diễn giả và khách mời là các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế đến từ McKinsey &Company, IFC, Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN (CIC), Đại sứ Quán Mỹ, Đại sứ Quán Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), FE Credit và StoxPlus.