Tự tin thâm nhập các “kênh xuất khẩu”
TP.HCM: Xuất khẩu hàng hóa vào Singapore tăng cao nhất | |
Phòng ngừa rủi ro hợp đồng xuất khẩu | |
Phấn đấu đến 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD |
Hiện nay, hàng hóa muốn vào kênh bán lẻ hiện đại, ngoài các giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP ở các vùng sản xuất, các DN còn phải có giấy chứng nhận ATTP.
Ảnh minh họa |
Trước đây, quản lý ATTP do 3 cơ quan thực hiện, nhưng hiện TP. HCM đã quy về một đầu mối là BQL ATTP thành phố để tạo điều kiện hỗ trợ DN và cải cách thủ tục hành chính. Và đây cũng chính là đơn vị cấp giấy chứng nhận ATTP. Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó trưởng BQL ATTP TP. HCM, cho biết: “Để các mặt hàng thực phẩm an toàn từ nơi sản xuất đến bàn ăn của người dân thì trước tiên, phải được đảm bảo an toàn từ “đầu nguồn” như đất trồng không bị nhiễm kim loại nặng, nước tưới không nhiễm vi sinh... Đảm bảo trong quá trình thu hoạch đến khi hàng hóa lên kệ được kiểm soát tốt”.
Theo đại diện một DN xuất khẩu hàng nông sản, thách thức lớn nhất của DN Việt Nam là các tiêu chuẩn về ATTP, nhất là tại những thị trường lớn như Mỹ, Nhật… Điều này không phải dễ dàng khi sản xuất nông sản Việt Nam hiện nay đang chạy theo số lượng mà chưa đầu tư nâng cao chất lượng. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang bị đẩy mạnh khai thác bằng tất cả các phương pháp kể cả các tác động hoá học, sinh học để có sản lượng cao hơn, trong khi chất lượng lại chưa được quan tâm đúng mức.
Để giúp DN cải thiện điều này, ITPC sẽ phối hợp với BQL ATTP TP. HCM rà soát tất cả các tiêu chí về ATTP cho các DN đăng ký. Và trên cở sở giấy chứng nhận ATTP do BQL ATTP TP. HCM cấp, ITPC sẽ giới thiệu các DN có đầy đủ tiêu chí ATTP xuất hàng vào siêu thị ngoại. Đây cũng là bước đệm để ITPC hỗ trợ các DN xuất khẩu hàng hóa chất lượng đi các nước trên thế giới.
Theo bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Phát triển thị trường Công ty Viet Herbs, muốn cung cấp các sản phẩm trà thảo dược vào kênh phân phối hiện đại, DN đã phải trải qua quy trình kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn quy định. Hầu hết các kênh bán lẻ hiện đại đều thực hiện khảo sát rất kỹ quy trình sản xuất sản phẩm, từ vùng nguyên liệu sản xuất đến nhà máy chế biến; đóng gói và kiểm tra về điều kiện nhà xưởng, nguồn nước, vệ sinh thiết bị, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển. Đặc biệt, DN cũng rất quan tâm đến việc bố trí nhà xưởng như đảm bảo cách xa nguồn gây ô nhiễm, chất thải, hóa chất, chuồng trại chăn nuôi...
Theo nhận định của các chuyên gia, hàng Việt đang bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết vì đến năm 2018, hàng hóa từ các nước ASEAN sẽ vào Việt Nam với thuế suất bằng 0% và bên cạnh đó, hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.
Muốn giữ vững thị phần và năng lực cạnh tranh, DN Việt phải chú trọng và đầu tư nghiêm túc cho quy trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Đây không chỉ là trách nhiệm của đơn vị sản xuất kinh doanh đối với người tiêu dùng mà còn là cách để DN phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu lớn mạnh. Hàng hóa đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng để DN tự tin đưa hàng vào được kênh bán lẻ hiện đại, cũng như tiếp cận DN ngoại để phát triển thị phần xuất khẩu.