Ứng dụng công nghệ số để tăng tốc
Fintech nội: Phát huy lợi thế “đi sau” | |
Sử dụng dữ liệu và công nghệ trong kế toán quản trị doanh nghiệp |
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Giám đốc điều hành Thai Binh Shoes Group cho biết, không ít DN trong nước, nhất là những DN quy mô vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
CMCN 4.0 tạo sự đột phá cho DN |
“Nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng bởi sự tác động từ cuộc CMCN 4.0 và công nghệ số. CMCN 4.0 diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực và tạo sự đột phá cho DN. Trước xu hướng tất yếu này, DN trong nước cần chủ động nắm bắt cơ hội và chuyển mình để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cả về chất lượng lẫn giá cả” – ông Thuấn nhấn mạnh
Tương tự, bà Tô Hồng Trang, Phó tổng giám đốc CTCP Thế giới số (Digiworld) cho rằng, hiện nay việc đưa khoa học quản trị DN vào các công ty là rất quan trọng, giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, các ứng dụng công nghệ giúp doanh nhân, DN tương tác với khách hàng hiệu quả hơn và kết quả đo được là sự tăng tốc về doanh số, doanh thu, lợi nhuận.
Mặt khác, áp dụng khoa học quản trị DN giúp các công ty quản lý được rủi ro, dòng vốn… Đồng thời, mọi hoạt động của DN có thể được vận hành xuyên suốt mọi lúc, mọi nơi và xác minh thông tin kịp thời. Từ đó, Ban lãnh đạo công ty có thể hoạch định chiến lược và đưa ra những quyết định chính xác đối với từng thời điểm khác nhau. CMCN 4.0 đòi hỏi tư duy lãnh đạo cũng phải thay đổi để phù hợp với môi trường mới.
Theo nghiên cứu “Sự chuyển đổi của DNNVV khối Asean” được thực hiện bởi Ngân hàng United Overseas Bank (UOB), Công ty kiểm toán EY và Tập đoàn Dun & Bradstreet, các DNNVV tại Việt Nam lựa chọn công nghệ là mảng ưu tiên đầu tư số một nhằm đảm bảo sự phát triển kinh doanh của mình. Theo đó, cứ 3/5 DNNVV tại Việt Nam (58%) chú trọng đầu tư vào công nghệ thay vì các lĩnh vực đầu tư truyền thống như nhà xưởng, máy móc, nhằm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong nền kinh tế số.
Trong các DNNVV trên, có đến 71% DN dự kiến sẽ đầu tư vào phần mềm như ứng dụng di động hoặc tiếp thị kỹ thuật số, vì nền tảng công nghệ sẽ giúp tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Bên cạnh đó, đầu tư mảng phần cứng và cơ sở hạ tầng đứng vị trí thứ 2, với 64%.
Một số chuyên gia nhận định, trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có sự thay đổi nhanh chóng, DN cần sẵn sàng chứ không chỉ là chuẩn bị cho sự chuyển đổi trong cuộc CMCN 4.0. Quan trọng hơn, mỗi DN trong từng lĩnh vực cần tìm ra công cụ áp dụng một cách hiệu quả để mở rộng, phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa DN và các đối tác, DN trong và ngoài nước, quỹ đầu tư, tổ chức phi lợi nhuận, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để làm được điều này, ông Graham Kinder - Giám đốc điều hành Rivergold Capital Pty Ltd đưa ra lời khuyên, các DN phải tăng cường tham vấn, trao đổi với đội ngũ cộng sự, nhân viên để có tầm nhìn thích nghi tốt hơn với nhu cầu của thị trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tất cả các DN, dù là DNNVV đều có thể tham gia vào cuộc CMCN 4.0, với từng bước đi phù hợp với khả năng, hướng đến giảm chi phí, quản trị giá thành một cách hợp lý nhất trong sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.