Vì một môi trường mạng an toàn cho phát triển
Không thể nhập cuộc CMCN 4.0 nếu không có kinh tế số | |
Kỷ nguyên số hoá: Cần bước đi bài bản, phù hợp | |
Hướng đến CMCN 4.0 bằng sức mạnh AI |
Với sự xuất hiện của một số công nghệ mới mang tính đột phá như AI, Big Data, IoT, cuộc cách mạng số đang gia tăng tốc độ, xuất hiện cơ hội để hình thành xã hội thông minh. Để tận dụng cơ hội của công nghệ số, các quốc gia phải thực hiện chuyển đổi số. Năm 2019 này, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, để xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Song để thực hiện thành công, Việt Nam phải tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế số, xã hội số.
Ở chiều ngược lại, an toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Nó tạo ra môi trường an toàn để Chính phủ, DN, người dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ số.
Tuy nhiên, mặt trái của thế giới kết nối đó là rất nhiều các nguy cơ và rủi ro mất an toàn thông tin tiềm ẩn trong sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Đảm bảo an toàn, an ninh mạng chính là cơ sở chuyển đổi số quốc gia thành công |
Thống kê của Trend Micro - đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ bảo mật, trong quý I/2019, Việt Nam nằm trong số những nước bị tấn công bởi nhiều mối đe dọa bảo mật bao gồm mã độc tống tiền, mã độc ngân hàng, mã độc macro và mối đe dọa email.
Cùng với đó, thời gian qua, hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam từng bước được hoàn thiện. Song, việc hướng dẫn thi hành pháp luật về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ thông tin trên môi trường mạng và chế tài xử lý vi phạm còn chưa đầy đủ. Việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng còn hạn chế...
Cụ thể, trong năm 2018 và đầu năm 2019 đã xảy ra một số cuộc tấn công mạng có chủ đích, đánh cắp thông tin bí mật nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, xếp hạng của Việt Nam trong Báo cáo Chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu (GCI) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) còn chưa cao. Theo xếp hạng chưa chính thức tháng 3/2019 (cho giai đoạn 2017 - 2018), Việt Nam xếp thứ 50/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá, đứng thứ 5/11 trong khu vực Đông Nam Á.
Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh, trong nỗ lực thể hiện quyết tâm tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Liên minh “Xử lý mã độc và phòng, chống tấn công mạng” đã ra đời, dưới sự chủ trì của Cục An toàn thông tin và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, với 5 thành viên sáng lập đến từ Viettel, VNPT, BKAV, FPT, CMC. Từ 5 đơn vị ban đầu này, liên minh sẽ không ngừng lớn mạnh. Chúng ta chỉ có thể thành công khi liên minh lại, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nữa mới mong ngăn chặn tốt, giải tỏa nỗi âu lo của người dân.
Năm 2019 này, Việt Nam sẽ tuyên bố Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, để xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Song để thực hiện thành công, Việt Nam phải tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế số, xã hội số. Ở chiều ngược lại, an toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Nó tạo ra môi trường an toàn để Chính phủ, DN và người dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ số. |