Xã nông thôn mới Tu Tra “sang trang mới” nhờ vốn ưu đãi
Đây là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của các cấp Đảng ủy, chính quyền, hội đoàn thể, người dân địa phương, cùng với sự đóng góp của đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Thành công nhờ sự đồng thuận
Cách đây khoảng 5 năm, Tu Tra được biết đến là xã nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số của Đơn Dương (thuộc xã 135). Toàn xã có 14 thôn với hơn 2,7 nghìn hộ và trên 12 nghìn khẩu, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 2/3 dân số toàn xã (chủ yếu là người K’ho, Chru và Cill).
Bước vào triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2010, xã Tu Tra mới chỉ đạt 2/19 tiêu chí, đó là đã có điểm bưu điện văn hóa xã và hệ thống điện lưới, các tiêu chí còn lại được đưa vào mục tiêu để phấn đấu. Là xã thuần nông nhưng sản xuất nông nghiệp trong nhân dân chưa được phát triển, giá trị sản xuất trên 1 ha chỉ đạt khoảng 50 triệu đồng/ha/năm, nuôi bò sữa cũng chỉ đem lại thu nhập bình quân đầu người 14 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo gần 30%.
Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương đạt hiệu quả với những sản phẩm chất lượng xuất ra thị trường góp phần phát triển kinh tế tại địa phương |
Ông Phan Hữu Phước, chia sẻ: “Khi bắt đầu triển khai, xã cũng xác định, do nguồn lực kinh tế còn khó khăn, cần phải xây dựng các tiêu chí theo hướng phù hợp tài chính của nhân dân, phù hợp với năng lực của địa phương, cần sự đồng thuận của cả cán bộ đảng viên và nhân dân. Xây dựng nông thôn mới là để phục vụ nhân dân, ngoài nguồn lực do chính sức dân một đóng góp quan trọng trong Chủ tịch UBND xã Tu Tra chương trình là nguồn vốn chính sách của Nhà nước”.
Tuy nhiên, đến tháng 4/2015, Tu Tra đã “sang trang mới” khi hoàn tất 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Trong 5 năm xây dựng nông thôn mới, cộng đồng dân cư của xã đã đóng góp trên 14 tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công lao động để làm các công trình dân sinh như đường giao thông, nhà văn hóa, lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng.
Số hộ nghèo của xã đang giảm nhanh, hiện chỉ còn trên 3%, trong đó số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chỉ còn 3,72%; thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên theo từng năm; trong năm 2014 khoảng 25 triệu đồng/người/năm thì năm nay đã tăng lên khoảng 42 triệu đồng/người.
Theo đà tăng trưởng hiện nay, theo UBND xã Tu Tra, hoàn toàn có thể đạt được mức thu nhập bình quân từ 65-70 triệu đồng/người/năm trong vòng 5 năm đến. Bên cạnh đó, vốn nhà nước và nhân dân đóng góp đầu tư đường giao thông của xã được 14,35 km nhựa hóa, 12,42 km bê tông xi măng, 18,32 km cấp phối. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp trường học, Chợ trung tâm xã, nhà văn hóa xã . Đặc biệt, nhân dân tự đóng góp kinh phí để lắp đặt hệ thống chiếu sáng nơi công cộng với số tiền 232 triệu đồng...
Chủ tịch UBND xã Tu Tra cũng cho biết: “Thành công lớn của xã là đã làm được tốt công tác dân vận và không có cách nào hiệu quả hơn là cán bộ đảng viên tuyên truyền cho chính thành viên gia đình để thấy được hiệu quả. Lời nói đi đôi với thực hành từ những điều nhỏ nhất như việc vệ sinh trong nhà ra ngoài ngõ. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân trong quá trình đóng góp, hưởng ứng chung tay xây dựng các công trình công cộng, phục vụ dân sinh tại địa phương như: đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống điện, chiếu sáng... Xuống thôn xóm thấy nhân dân cười rạng rỡ, chung tay từ việc nhỏ là một thành công”.
Những đóng góp của đồng vốn ưu đãi
Qua 5 năm triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã, nguồn vốn chính sách tín dụng đầu tư hơn 25 tỷ đồng với gần 1.800 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, dư nợ cho vay 10 chương trình tín dụng triển khai trên địa bàn xã đạt 24,5 tỷ đồng/1.500 hộ vay vốn, tăng 6 tỷ so với đầu năm 2011. Nợ quá hạn chỉ chiếm 0,42% tổng dư nợ.
Thông qua các chương trình tín dụng của NHCSXH đã từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 35 triệu đồng (năm 2010 là 17 triệu đồng/người/năm). Tín dụng chính sách đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã từ khi xây dựng Nông thôn mới là 13,93% năm 2011 xuống còn 3,15%.
Giám đốc NHCSXH huyện Đơn Dương nhận định: “Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH mà nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, trồng hoa màu, sản xuất thoát nghèo vươn lên làm giàu. Mặc dù còn có nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua NHCSXH đã chuyển vốn đến đối tượng thụ hưởng nhanh chóng, kịp thời, góp phần cùng xã thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới”.
Được tiếp cận tín dụng chính sách qua chương trình hộ cận nghèo, ông Nguyễn Hoàng Nhật, thôn Cầu Sắt phấn khởi cho biết, được vay 30 triệu cùng với vốn tích cóp của gia đình, ông đầu tư mua 2 bê sữa với giá 60 triệu đồng, khoảng 1,5 năm chăm sóc nuôi lớn. Giờ đây sản phẩm thu sữa ước khoảng 10 tấn/năm. Nhờ có thu nhập ông lại tiếp tục đầu tư thêm nuôi bò sinh sản phát triển kinh tế.
Nhờ đồng vốn NHCSXH cộng thêm chọn đúng mô hình sản xuất chăn nuôi mà kinh tế phát triển, thoát được nghèo bền vững.