Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023

Bài: Hà An; Ảnh: Hoàng Long
Bài: Hà An; Ảnh: Hoàng Long  - 
Ngày 10/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023”.
aa
Lạm phát tăng thấp, thêm dư địa phục hồi tăng trưởng Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023
Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2023

Còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM đánh giá, diễn biến kinh tế thế giới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 có khá nhiều gam màu khác nhau. Có những khó khăn đã được dự báo từ trước, nhưng cũng có khá nhiều yếu tố bất định trong 6 tháng đầu năm 2023.

Những khó khăn, thách thức rất lớn từ bối cảnh kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Những khó khăn, thách thức ấy đã ít nhiều làm bộc lộ rõ nét hơn những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, củng cố an sinh xã hội.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế. Tư duy về cơ chế thử nghiệm cho một số ngành, lĩnh vực, và cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương được cân nhắc tích cực hơn.

Chính phủ cũng tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, các dự án không hiệu quả; các vấn đề phát sinh trong cung ứng xăng dầu, trang thiết bị, vật tư y tế, điện, trái phiếu doanh nghiệp, hệ thống đăng kiểm; đẩy nhanh xây dựng các công trình hạ tầng giao thông và dự án quan trọng quốc gia; tìm kiếm cơ hội xuất khẩu; đẩy nhanh việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh và ngành;... Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện theo hướng tháo gỡ rào cản, vướng mắc về quy định.

Dù còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự cải thiện giữa các quý, đạt 3,28% trong quý I/2023 và 4,14% trong quý II/2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng đạt 3,72%.

Ngoài ra, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023 (4,5%). Đây là thành công quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế - xã hội trong các tháng đầu năm.

Theo CIEM, kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn còn có một khoảng cách so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023. Tuy vậy, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 cũng đã giúp Việt Nam có những hình dung rõ nét hơn về bối cảnh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nửa cuối năm 2023, cũng như các năm tiếp theo.

Thực tiễn các năm 2020-2022 đã cho thấy, không ít lần Việt Nam gặp phải suy giảm tăng trưởng trong 1-2 quý đầu năm, nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ trong các tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM đưa nhận định, triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

Khả năng tiếp tục và mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt; các nền kinh tế chủ chốt sẽ gia tăng cạnh tranh chiến lược (cả về địa chính trị, kinh tế, công nghệ), song xu hướng cân bằng hợp tác theo hướng tránh “chọn bên” sẽ phổ biến hơn ở các nền kinh tế có quy mô nhỏ và trung bình; dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự chuyển dịch trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị thực thi Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu; tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; và năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện hài hòa, song hành cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Ông Dương kiến nghị trong quá trình này cần tăng cường đối thoại, tiếp nhận chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác sẽ có ý nghĩa quan trọng.

3 kịch bản tăng trưởng năm 2023

Dựa trên các kịch bản khác nhau gắn với bối cảnh kinh tế thế giới, chính sách kinh tế trong nước, CIEM đưa ra 3 kịch bản chính.

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023

Kịch bản 1 được xây dựng dựa trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021-2022. Trong kịch bản này, Việt Nam có nỗ lực giải ngân đầu tư công, song chỉ đạt tỷ lệ trung bình của giai đoạn 2017-2022. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng chỉ tăng ở mức tương đối khiêm tốn.

Kịch bản này đưa ra, tăng trưởng GDP dự báo chỉ đạt 5,34% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 5,64% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,43% so với năm 2022. Cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.

Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong Kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công bằng với mức cao nhất từng đạt được trong giai đoạn 2017-2022 (82%). Đáng lưu ý, kịch bản này không có thay đổi đáng kể về cải thiện các quy định về môi trường kinh doanh, cải cách thể chế nhằm mở rộng không gian kinh tế và năng suất lao động.

Trong Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 3,66% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,87% so với năm 2022. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.

So với Kịch bản 1, thì Kịch bản 2 có kết quả tích cực hơn ở cả tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại. Tuy vậy, lạm phát (theo CPI bình quân) trong Kịch bản 2 cũng cao hơn một chút so với Kịch bản 1.

Như vậy, chỉ tập trung vào nới lỏng tài khóa và tiền tệ mà không có các cải cách đủ kịp thời và căn bản đối với môi trường kinh doanh, thì hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế có phần hạn chế và sẽ đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn.

Trong Kịch bản 3, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,46% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 chỉ giảm 2,17% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 4,39% so với năm 2022. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.

Bài: Hà An; Ảnh: Hoàng Long

Tin liên quan

Tin khác

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Với tiềm năng điện gió trên bờ đạt 221 GW và ngoài khơi lên đến 600 GW, Việt Nam đang có lợi thế vượt trội để trở thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư năng lượng tái tạo.
Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Báo cáo “Nền kinh tế AI Việt Nam 2025” vừa công bố sáng 12/6 cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành động lực tăng trưởng cốt lõi, đóng góp tới 120-130 tỷ USD cho GDP Việt Nam vào năm 2040, tương đương 10-12% quy mô nền kinh tế.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/6

Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số VN-Index giảm 1,03 điểm hay Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 11/6.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.