Bất động sản Hà Nội sẽ có nhiều chuyển biến tích cực
Bất động sản Hà Nội: Doanh số nhà liền kề giảm mạnh Bất động sản Hà Nội: Khu vực Long Biên, Hà Đông có giá ở ngưỡng hợp lý Bất động sản Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng |
Nhu cầu thuê mặt bằng trung tâm thương mại và khối đế bán lẻ cao. |
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, trong quý II/2023, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận những tín hiệu tích cực nhất định. Số lượng giao dịch của biệt thự, liền kề có sự cải thiện với nguồn cung mới đạt hấp thụ 50%. Nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì ở mức cao do tỷ lệ di cư thuần dương, tăng trưởng dân số và tỷ lệ đô thị hóa cao.
Trong khi đó, bất động sản thương mại ghi nhận nhu cầu thuê mặt bằng trung tâm thương mại và khối đế bán lẻ cao, tuy nhiên khách thuê văn phòng lại trở nên thận trọng với những quyết định trung hạn.
Về diễn biến thực tế, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tăng 1% theo quý và 2% theo năm; tăng trưởng trung bình 3%/năm trong 5 năm qua.
Theo Savills Việt Nam, bức tranh mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đang thay đổi với nguồn cung mới tập trung chủ yếu tại các trung tâm thương mại ngoại ô, với quy mô lớn và yếu tố giải trí độc đáo. Nửa cuối năm 2023, dự kiến thị trường sẽ đón nhận 3 trung tâm thương mại và 4 dự án khối đế thương mại với tổng diện tích 130.400 m2.
Nhận định về xu hướng chung của ngành bán lẻ, bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội, chia sẻ: “Nhu cầu thuê tại trung tâm thương mại và khối đế bán lẻ thuộc các dự án nhà ở vẫn duy trì được sức nóng trong quý II/2023”.
Trong khi đó, Savills dự kiến phân khúc khách sạn sẽ hồi phục hoàn toàn sau năm 2024.
Lượng khách quốc tế trong quý II/2023 đạt 2 triệu lượt, tương đương 66% chỉ tiêu năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn mức năm 2019. Ba quốc gia với tỷ trọng khách du lịch lớn nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ.
Nguồn cung khách sạn tăng 7% theo quý và 10% theo năm, đạt 10.692 phòng. Công suất tiếp tục cải thiện, đạt 62% trong quý II/2023. Giá thuê trung bình ghi nhận tại mức 2,5 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 26% theo năm sau khi phục hồi giảm tốc.
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, chia sẻ: “Khách quốc tế chưa hoàn toàn trở lại và khách Trung Quốc vẫn đang dưới mức năm 2019. Mặc dù chính sách thị thực mới sẽ hỗ trợ tăng trưởng, thị trường dự kiến chỉ phục hồi hoàn toàn sau năm 2024”.
Đối với căn hộ dịch vụ, nguồn cung 5.966 căn từ 63 dự án tăng 1% theo quý và 4% năm sau khi Lancaster Luminaire (hạng A) đi vào hoạt động với 120 căn. Hà Nội ghi nhận lượng FDI đăng ký cao nhất Việt Nam. Dự án lớn nhất là thương vụ sáp nhập của Sumitomo (Nhật Bản) trị giá 1,5 tỉ USD. FDI tại các tỉnh thành lân cận tiếp tục hỗ trợ nguồn cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội.
Đối với biệt thự, nhà liền kề, giao dịch theo quý cải thiện. Trong quý II/2023, không có thêm dự án mới mà nguồn cung đến từ hai dự án hiện hữu, tăng 334% theo quý nhưng giảm 14% theo năm.
Giao dịch cải thiện với 106 căn đã bán, tăng 20% theo quý dù giảm 65% theo năm. Giá bán thứ cấp tăng theo quý với nhiều lựa chọn, giá bán hợp lý và sự đảm bảo về mặt pháp lý.
Đường vành đai 4 vừa được khởi công xây dựng, dự kiến sẽ thúc đẩy sự phát triển ở các khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh. Khi đường Vành đai 4 thông xe vào năm 2027, nguồn cung nhà ở tại các khu vực này được dự báo sẽ tăng 36% so với hiện tại. Điều này sẽ giảm bớt áp lực cho khu vực nội thành với quỹ đất ngày càng hạn hẹp.
Về tương lai của thị trường, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định: “Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi sẽ tiếp tục được thúc đẩy từ các chính sách và nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường, giúp tăng tính minh bạch và củng cố thêm niềm tin cho người mua”.