Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Bộ tứ nghị quyết: Động lực đưa Việt Nam tăng tốc, bứt phá

Trần Hương
Trần Hương  - 
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, 4 nghị quyết chiến lược của Đảng - Nghị quyết 57, 59, 66 và 68 - được ví như “bộ tứ trụ cột”, tạo động lực mạnh mẽ để đất nước tăng tốc. Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, đoàn TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ về cách các nghị quyết này tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và hoàn thiện thể chế pháp luật, qua đó đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc.
aa
Cải cách thể chế và phát triển xanh - chìa khóa để Việt Nam đạt thu nhập cao
Bộ tứ nghị quyết: Động lực đưa Việt Nam tăng tốc, bứt phá

Thưa ông, 4 Nghị quyết 57, 59, 66 và 68 được ban hành trong thời gian ngắn, được ví như “bộ tứ trụ cột” cho phát triển kinh tế. Ông có thể chia sẻ ý nghĩa chiến lược của các nghị quyết này đối với mục tiêu tăng tốc phát triển của Việt Nam?

4 nghị quyết này, bao gồm Nghị quyết 57 về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Nghị quyết 59 về nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thực thi pháp luật; và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, là những định hướng mang tính đột phá, được ban hành chỉ trong vòng 5 tháng. Chúng liên kết chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện và động lực để Việt Nam tăng tốc và cất cánh. Mỗi nghị quyết đều đưa ra các quy định và định hướng cụ thể, giúp Quốc hội thể chế hóa chủ trương của Đảng thông qua các dự thảo luật và nghị quyết. Đáng chú ý, các nghị quyết này đã được các đại biểu Quốc hội thông qua với tỷ lệ đồng thuận rất cao, thể hiện sự thống nhất và quyết tâm thực hiện.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Theo ông, các nghị quyết này đóng vai trò như thế nào trong việc hiện thực hóa khát vọng đó?

Khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao là mong muốn cháy bỏng của cả dân tộc, đúng với di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc sánh vai với các cường quốc năm châu. Để đạt được điều này, chúng ta cần tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, với chỉ tiêu 8% trong năm nay và đạt mức 2 con số từ năm 2026 trở đi. Các nghị quyết này chính là “kim chỉ nam” để tạo động lực cho sự tăng tốc. Chúng không chỉ đặt ra các mục tiêu cụ thể mà còn tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, kinh tế và công nghệ, qua đó giúp Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường phát triển, hướng tới cột mốc kỷ niệm 100 năm thành lập nước vào năm 2045.

Trong các khu vực kinh tế, kinh tế tư nhân được nhấn mạnh là động lực quan trọng. Ông có thể giải thích rõ hơn vai trò của kinh tế tư nhân và cách Nghị quyết 68 hỗ trợ khu vực này?

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đóng góp bởi 3 khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân. Trong đó, kinh tế tư nhân chiếm hơn 51% GDP và đóng góp 55% tổng vốn đầu tư xã hội, cho thấy vai trò quan trọng của khu vực này. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh, kinh tế tư nhân cần bứt phá mạnh mẽ. Nghị quyết 68 được ban hành nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo điều kiện đặc thù và đặc biệt để khu vực này phát triển. Những điều kiện này không chỉ giúp khai thác tối đa tiềm năng của kinh tế tư nhân mà còn đảm bảo khu vực này đóng góp hiệu quả vào sự tăng tốc của nền kinh tế.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem là động lực tiên quyết. Nghị quyết 57 định hướng như thế nào để Việt Nam tận dụng cách mạng công nghiệp hiện nay?

Trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo động lực tiên quyết. Nghị quyết 57 được xây dựng với tầm nhìn trí tuệ, đề ra các định hướng để thúc đẩy các lĩnh vực này. Nhìn lại 40 năm đổi mới, Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục, với mức cao nhất đạt 9,54% vào năm 1995 và thấp nhất là 2,6% vào năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng bình quân 6,4-6,5% chưa đủ để đạt mục tiêu phát triển nhanh. Để đạt tăng trưởng từ 8% đến 10%, chúng ta phải ứng dụng công nghệ không chỉ trong công nghiệp mà còn trong mọi ngành, từ nông nghiệp thông minh đến các dịch vụ như y tế, giáo dục, thương mại và khoa học công nghệ. Khi các lĩnh vực này được công nghệ hóa, năng suất lao động sẽ tăng đáng kể và Nghị quyết 57 chính là “kim chỉ nam” cho quá trình chuyển đổi này.

Hội nhập quốc tế là một trụ cột quan trọng. Nghị quyết 59 định hướng như thế nào để Việt Nam tận dụng cơ hội từ hội nhập mà vẫn bảo vệ lợi ích quốc gia?

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đang có lợi thế từ 17 hiệp định thương mại tự do và các quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện. Nghị quyết 59 định hướng phát huy nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đây là nguyên tắc kiên định để Việt Nam hội nhập hiệu quả, đảm bảo lợi ích quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghị quyết này giúp chúng ta tận dụng các cơ hội từ hội nhập để thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời giữ vững chủ quyền và bản sắc dân tộc.

Thể chế pháp luật được xem là điểm nghẽn cần tháo gỡ. Nghị quyết 66 đóng vai trò gì trong việc xây dựng một thể chế thông minh và minh bạch?

Một thể chế thông thoáng, minh bạch và ổn định là nền tảng để thực thi pháp luật hiệu quả. Nghị quyết 66 được ban hành nhằm đổi mới công tác xây dựng và thực thi pháp luật trong giai đoạn mới. Nghị quyết này khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, số hóa và trí tuệ nhân tạo để rà soát hệ thống pháp luật, loại bỏ sự chồng chéo. Qua đó, chúng ta xây dựng một thể chế thông minh, thúc đẩy phát triển bền vững. Thể chế này không chỉ tạo điều kiện cho các chính sách đi vào thực tiễn mà còn đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong mọi lĩnh vực.

Với vai trò lập pháp và giám sát, theo ông Quốc hội cần làm gì để đảm bảo các nghị quyết này không rơi vào lối mòn và mang lại kết quả cụ thể?

Để các nghị quyết không chỉ dừng lại ở chính sách mà thực sự chuyển hóa thành kết quả cụ thể, Quốc hội cần phát huy vai trò lập pháp và giám sát. Sau khi ban hành luật, Chính phủ và các bộ, ngành cần nỗ lực xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn để triển khai hiệu quả. Hệ thống chính trị, Hội đồng nhân dân và đặc biệt là Quốc hội phải tăng cường công tác hậu kiểm, giám sát quá trình thực thi pháp luật. Chỉ khi luật đi vào cuộc sống, các nghị quyết mới phát huy được giá trị, góp phần đưa Việt Nam đạt được khát vọng trở thành quốc gia phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xin cảm ơn đại biểu!

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của quốc gia, tạo cơ sở “nền tảng” để đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên công nghệ, chuyển đổi số. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ luôn được Chính phủ quan tâm. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB) về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của đất nước.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?