Bước tiến mới của vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng làm chủ thị trường nội | |
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng: Kỳ vọng 6 tháng cuối năm | |
Doanh nghiệp xi-măng tăng thị phần nội |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược). Theo đó, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; Sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng cần nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm |
Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam nhận định, quan điểm mới và tiến bộ nhất trong Chiến lược là tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu. Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Với các mục tiêu cụ thể, về đầu tư, công nghệ, khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, sản phẩm và xuất khẩu của từng chủng loại vật liệu xây dựng cho từng giai đoạn.
Đối với sản phẩm xi-măng giai đoạn 2021 – 2030, chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clinker có công suất một dây chuyền từ 5.000 tấn clinker/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Đến năm 2025, các nhà máy xi- măng hiện có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clinker/ngày, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng lớn, phải đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm. Đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.
Đối với nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng khác như gạch, gốm ốp lát, sứ vệ kinh kính xây dựng, vôi công nghiệp, gạch đất sét nung… Chiến lược chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Với 100% các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Đầu tư sản xuất các loại sản phẩm mỏng, kích thước lớn, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng có tính năng đặc biệt, khả năng chịu mài mòn cao, bền màu, chống bám bẩn, ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Điểm đặc biệt mà chiến lược hướng đến là tất cả các sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất; Đầu tư khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chế biến nguyên liệu nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đầu vào, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, sử dụng phế thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; giảm tiêu hao năng lượng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng. Từ năm 2021, sẽ đẩy mạnh tiêu thụ vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng cần nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.