Cải tạo chung cư cũ: Cần có chính sách cụ thể và hợp lý
TP.HCM: Khẩn trương di dời dân ở 15 chung cư hư hỏng nặng | |
Chung cư cũ và bài toán bồi thường nan giải |
Cải tạo các chung cư cũ tại Hà Nội đang rất khó khăn |
Chung cư cũ xuống cấp trầm trọng
Nghị quyết 34/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp được ban hành vào năm 2007. Nghị quyết nói rất đúng về mục tiêu, chính sách, giải pháp nhưng việc triển khai lại chưa hiệu quả. Năm 2014, Bộ Xây dựng đã trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở năm 2014. Trong đó sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng về chính sách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Năm 2015, Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP. Mặc dù Chính phủ, các bộ ngành đã chung tay vào cuộc nhưng tiến độ cải tạo chung cư cũ vẫn đang giậm chân tại chỗ.
Ông Đỗ Viết Chiến - Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, đặc thù của nội thành Hà Nội là hầu hết các nhà chung cư nằm trong các quận nội thành. Đây là khu vực nằm trong vùng hạn chế phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt và bị khống chế về mật độ và chiều cao. Đây chính là thách thức lớn cho các nhà đầu tư khi không thể tìm được cách thu hồi vốn.
Thành phố Hà Nội cũng đã kiến nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ một số giải pháp trên cơ sở đánh giá lại 25 dự án xây dựng chung cư cũ đã và đang triển khai. Theo ông Bùi Tiến Thành - Phó phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội), hiện các chung cư cũ của Hà Nội đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt dân số tại đây thay đổi nhiều so với ban đầu. Để cải tạo chung cư cũ, nếu bằng nguồn vốn ngân sách thì thành phố không đảm đương được, vì số lượng và chi phí quá lớn, kể cả có sự hỗ trợ của Trung ương cũng rất khó.
Nhiều ý kiến cho rằng, mấu chốt của việc khó khăn khi cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội chính là mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Đứng ở góc độ doanh nghiệp BĐS, nhiều chủ đầu tư cho rằng, bài toán khó là làm thế nào để giải quyết được hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp thực hiện và người dân. Đây cũng chính là những khó khăn tồn tại trong thời gian vừa qua, khiến cho hoạt động cải tạo chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Reenco Sông Hồng cho biết, mặc dù Hà Nội đã có cơ chế đặc thù giao cho các tập đoàn lớn, tổng công ty nhưng vẫn chưa triển khai được mạnh mẽ khi tiến hành cải tạo các chung cư cũ, vì khi xây mới, không được tăng chiều cao, không được tăng mật độ dân số thì không có lời. Trong khi đó, người dân không chấp nhận đền 1-1.
Ông Đỗ Viết Chiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần định ra giá thị trường trên cơ sở đánh giá phân loại các khu chung cư. Đặc biệt, với khu chung cư ở mức báo động D (nguy hiểm), các cơ quan chức năng phải quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tính mạng cho người dân. Bên cạnh đó, muốn kêu gọi sự tham gia của nhà đầu tư cần có cơ chế rõ ràng. Khi đã lập quy hoạch, cần cụ thể và công khai hóa, trên cơ sở đó, các nhà đầu tư có thể tham khảo, tính toán và tham gia.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội: “Chúng ta phải có sự phân biệt rõ ràng về thời kỳ xây dựng, vị trí địa lý, kỹ thuật xây dựng, chất lượng cuộc sống của người dân trong từng khu dân cư và đối chiếu với chính sách của Nhà nước qua từng thời kỳ... Chỉ khi nhận diện rõ được những điều này, thì chúng ta mới có khung chính sách cho từng loại chung cư”.
Đề xuất các giải pháp liên quan, ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, điểm mấu chốt cụ thể ở đây là đơn vị nào đứng ra làm việc phân loại và nhận diện này? Trên cơ sở đó, có trình tự thực hiện các dự án cải tạo chung cư cụ thể khác nhau, không thể có một khung chính sách chung cho tất cả các loại chung cư. Đồng thời phải xây dựng một tiêu chí đồng bộ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Trong bối cảnh hiện nay, cần định ra giá thị trường trên cơ sở đánh giá phân loại các khu chung cư. Đặc biệt, với khu chung cư ở mức báo động D (nguy hiểm), các cơ quan chức năng phải quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tính mạng cho người dân. Bên cạnh đó, muốn kêu gọi sự tham gia của nhà đầu tư cần có cơ chế rõ ràng. Khi đã lập quy hoạch, cần cụ thể và công khai hóa, trên cơ sở đó, các nhà đầu tư có thể tham khảo, tính toán và tham gia. |