Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Cần cơ chế rõ ràng và ưu tiên thúc đẩy tín dụng xanh

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) rất tích cực huy động nguồn vốn cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp chuyển đổi cũng như các dự án xanh. Dù vậy, trong quá trình triển khai vẫn còn xuất hiện một số trở ngại nhất định. Đâu là khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong quá trình này? Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Ban Chính sách sản phẩm bán buôn BIDV về vấn đề trên.
aa
BIDV MetLife ra mắt sản phẩm mới Quà tặng tương lai BIDV sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trở thành ngân hàng lớn - mạnh - xanh Thi đua không phải khẩu hiệu, mà là cam kết hành động

Thưa bà, hiện BIDV đang triển khai gói tín dụng xanh đặc biệt nào?

Hiện nay, BIDV đang triển khai nhiều chính sách cho vay tín dụng xanh, tập trung vào các lĩnh vực như logistics, chuyển đổi công nghiệp xanh với tổng quy mô khoảng 75.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phát triển các gói tín dụng theo ngành như gói tín dụng công trình xanh quy mô 10.000 tỷ đồng; gói tín dụng dệt may xanh khoảng 4.200 tỷ đồng và gói tín dụng nước sạch với quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho các dự án khai thác, cung cấp và tái sử dụng nước tại khu vực đô thị và nông thôn.

Đồng thời, BIDV cũng triển khai khoản vay liên kết bền vững. Đây là công cụ tài chính mà BIDV sẽ đưa ra những ưu đãi dành cho khách hàng nếu khách hàng vay vốn đã hoàn thành những mục tiêu, chỉ số KPI về thực hiện ESG, các mục tiêu hiệu quả bền vững trong quá trình thực thi, cũng như thực hiện cam kết với tổ chức tín dụng.

Cần cơ chế rõ ràng và ưu tiên thúc đẩy tín dụng xanh
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Ban Chính sách sản phẩm bán buôn BIDV tại một sự kiện gần đây. Ảnh: BIDV

Dù đã cải thiện tích cực, hiện dư nợ tín dụng xanh toàn ngành mới chỉ chiếm khoảng 4,6% tổng dư nợ toàn Ngành. Theo bà, đâu là những khó khăn lớn nhất mà ngân hàng đang gặp phải trong cấp tín dụng xanh?

Trong tổng quy mô tín dụng xanh của toàn nền kinh tế thì BIDV cũng là ngân hàng có quy mô tín dụng xanh lớn nhất với tổng dư nợ khoảng 80.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng quy mô tín dụng xanh của toàn ngành.

Tuy nhiên, trên thị trường huy động vốn thực tế, dù đối với những phần liên quan đến chuyển đổi xanh hay các khoản huy động từ tiền gửi thì chúng tôi vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

Theo đó, trong quá trình triển khai tín dụng xanh, ngân hàng vẫn gặp không ít khó khăn. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc Việt Nam chưa có hệ thống tiêu chí rõ ràng về ESG. Đây là cơ sở quan trọng để các ngân hàng đánh giá, thẩm định và quyết định cho vay tín dụng xanh, nhưng hiện vẫn còn thiếu tính định lượng và thống nhất.

Bên cạnh đó, thách thức đến từ phía doanh nghiệp cũng rất rõ ràng. Quá trình chuyển đổi xanh đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế về năng lực tài chính. Do đó, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi là rất lớn. Hiện BIDV đang triển khai các chương trình tín dụng xanh với mức lãi suất thấp hơn từ 1- 2%/năm so với các khoản vay thông thường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc huy động nguồn vốn để triển khai các chương trình tín dụng xanh vẫn là bài toán không dễ. Dù là nguồn vốn để tài trợ chuyển đổi xanh, ngân hàng vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt trên thị trường.

Một khó khăn nữa bắt nguồn từ phía các doanh nghiệp, họ cần có những nhận thức về chiến lược chuyển đổi ESG, cũng như đưa những yếu tố trong bộ tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ phát triển bền vững này vào trong quá trình. Đặc biệt, doanh nghiệp cần có dữ liệu đánh giá các tiêu chí xanh đã được đáp ứng hay chưa thì thực trạng này cũng là vấn đề gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thực tế triển khai, tìm kiếm doanh nghiệp để cho vay vốn xanh.

Vậy bà có những đề xuất gì để thúc đẩy vốn tín dụng xanh?

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi nhận thấy tại nhiều quốc gia, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương thường có những chính sách hỗ trợ thiết thực đối với tín dụng xanh, trong đó nổi bật là việc thành lập và vận hành các quỹ tài chính xanh. Đây là nguồn lực quan trọng giúp giảm áp lực chi phí vốn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng triển khai cho vay xanh với lãi suất ưu đãi, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu thành lập các quỹ tín dụng xanh quốc gia, có cơ chế huy động vốn bài bản và định hướng rõ ràng sẽ là một trong những trợ lực quan trọng cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn xanh. Đồng thời, cần thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài chính xanh từ các tổ chức quốc cho tiến trình chuyển đổi kinh tế. Đây sẽ là những giải pháp rất hữu hiệu, giảm áp lực huy động vốn thương mại cho các tổ chức tín dụng.

Thực tế, vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn thương mại. Do vậy, các ngân hàng phải trả lãi suất đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Trong khi đó, các quỹ tài chính xanh thường có khả năng tiếp nhận tài trợ, đóng góp từ nhiều nguồn, với chi phí vốn thấp hơn. Nhờ đó, khi phân bổ vốn cho các dự án chuyển đổi xanh, các quỹ này có thể cung cấp mức lãi suất ưu đãi hơn.

Các khoản vay tín dụng xanh về bản chất vẫn mang những đặc điểm tương tự như các khoản vay trung và dài hạn thông thường. Do đó, việc cân đối giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và nhu cầu cho vay trung dài hạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN.

Vì vậy, NHNN xem xét ban hành cơ chế ưu tiên riêng cho tín dụng xanh. Đây sẽ là chính sách thiết thực hỗ trợ các TCTD mở rộng cho vay lĩnh vực này. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh trong nền kinh tế mà còn tạo thêm động lực cho hệ thống ngân hàng trong việc triển khai các sản phẩm tài chính bền vững.

Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của quốc gia, tạo cơ sở “nền tảng” để đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên công nghệ, chuyển đổi số. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ luôn được Chính phủ quan tâm. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB) về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của đất nước.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?
Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã nhanh chóng cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 03/NQ-CP với trọng tâm hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp, sáng tạo. Đây là một “trụ cột” để Việt Nam chuyển mình trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Tập đoàn Công nghệ Tài chính MoMo về khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt phát triển vươn tầm thế giới.