Cần gắn trách nhiệm địa phương khi xảy ra sốt đất
![]() | Liều thuốc nào cho những cơn sốt đất ảo? |
![]() | Cò đất thổi giá, Quảng Ninh tạm dừng việc đấu giá đất nền |
![]() | Gây sốt đất ảo để trục lợi |
Theo đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), hiện tượng tăng giá bất động sản tại các địa phương có nhiều nguyên nhân khác nhau như dân số tăng, kinh tế phát triển nhưng nguồn cung chưa kịp đáp ứng dẫn đến lệch pha cung cầu; do chuyển dịch dòng vốn đầu tư để đảm bảo an toàn khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn... Ngoài ra, còn do giới đầu cơ bất động sản lợi dụng, tung các thông tin thất thiệt... gây nhiễu loạn để “thổi giá” nhằm thu lợi bất chính.
Khảo sát của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, sau tết Âm lịch, giá bất động sản nói chung tăng chóng mặt khắp nơi, trung bình tăng 10% sau 1 tháng. Cá biệt có một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án. Thậm chí kẻ gian còn tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo “sóng”.
![]() |
Giá đất vùng ven Hà Nội tăng chóng mặt |
Thời gian qua, có những khu vực giá đất tăng dựng đứng, tạo ra cơn sốt đất bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, những cơn sốt này đều chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng một tuần đến 10 ngày. Như gần đây, đất nền tại khu vực xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) những ngày qua đột nhiên tăng chóng mặt. Sở dĩ như vậy là do một số nhà đầu tư bất động sản nắm bắt được thông tin có liên quan đến dự án Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình, rồi thổi giá đất lên cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại giá đất ở đây đã lắng xuống. Tương tự, mới đây, một số người dân truyền tai nhau về việc sắp quy hoạch đất tại địa phương để xây sân bay với diện thích 500ha tại xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản (Bình Phước), khiến thổi bùng lên cơn sốt đất cục bộ trong khoảng 10 ngày tại đây.
Cũng như vậy, trước thông tin các huyện ngoài thành Hà Nội sắp lên quận, đất vùng ven đang tăng giá vùn vụt bất chấp tác động của Covid-19. Giá đất tại các huyện dự kiến lên quận trong thời gian tới như Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì tăng kỷ lục, ngang ngửa với đất trong nội thành. Tại khu vực Gia Lâm, giá đất cũng đang tăng chót vót trong 2 năm trở lại đây. Hiện, giá đất tại phố Ngô Xuân Quảng (thị trấn Trâu Quỳ) hiện đang có mức giá khoảng 150 - 170 triệu đồng. Còn giá đất tại các xã gần trung tâm huyện như Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư khoảng 40-50 triệu đồng/m2. Giá đất ở huyện Đan Phượng cũng tăng cao so với năm 2020. Đất thổ cư sát ngay các khu đô thị thuộc Tân Hội giá tăng từ 40 - 42 triệu đồng/m2 lên mức 47 - 48 triệu đồng/m2.
Trước tình trạng giá đất tăng phi mã tại nhiều địa phương, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, một phần do khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng từ 15-20%. Bên cạnh đó, nhu cầu ở vẫn tăng mạnh trên toàn thị trường, nhưng việc phê duyệt đầu tư các dự án bất động sản, tạo nguồn cung vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Vì vậy, nguồn cung trên thị trường không được cải thiện, khiến cầu chờ cung, nhất là các dự án nhà ở phân khúc bình dân, nhà ở xã hội và dự án đất nền. Mặt khác, lĩnh vực bất động sản vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả, vì thế, nhu cầu đầu tư, gửi tiền vào đất tăng mạnh.
“Có thể nói, cầu đầu tư tăng trong khi lượng hàng khan hiếm khiến giá đất tăng mạnh. Đồng thời, xuất hiện nhiều hiện tượng bất chấp quy định pháp luật”, ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ.
Đại diện Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, việc tăng giá đất nóng, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư cả nước lao vào vòng xoáy tăng giá đất đai đã làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực khác của quốc gia, gây bất ổn cho thị trường bất động sản toàn quốc nói chung và các khu vực nóng sốt nói riêng. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam và triển khai các chính sách về phát triển nhà ở của Nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí phát triển nhà ở, càng gây khó cho việc thực thi các chính sách để phát trển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của Chính phủ. Đồng thời, cũng tạo áp lực tăng giá các loại nhà ở trong bối cảnh một số thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang… vốn cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm căn hộ.
Hội môi giới Bất động sản Việt Nam kiến nghị, chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai... đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất, kịp thời phát hiện và xử lý hoạt động tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là những tin tức tạo dựng làm sốt đất, bất ổn ở địa phương.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, để quản lý, ổn định thị trường bất động sản trong năm 2021 và giai đoạn tới, bộ đã và đang tích cực nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thật của thị trường. Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường bất động sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính.
Các tin khác

Xếp hạng văn phòng tạo ra một thị trường chuyên nghiệp

Đồng Nai đấu giá quyền sử dụng hơn 77 hecta đất

Bất động sản du lịch nông nghiệp: Làm đâu cũng vướng?

Giá thuê văn phòng ổn định trong quý đầu năm 2023

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản

Thanh khoản đất nền vẫn chưa có nhiều cải thiện

Bất động sản du lịch nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển một cách tự phát, nhỏ lẻ

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến cáo rủi ro khi mua “sở hữu kì nghỉ”

Đồng Nai: Cụ thể hóa nhiều phương án tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Nội thất sang trọng kiến tạo không gian sống đẳng cấp

Nguồn cung mới nhỏ giọt, thị trường thứ cấp sôi động

Thị trường căn hộ thứ cấp "tăng nhiệt"

Nguồn cung văn phòng đạt chứng chỉ LEED khan hiếm

Quy định mới về sổ đỏ

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
