Chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị
Chuyển đổi cây trồng để giảm tổn thất Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu |
Tại huyện Đăk Đoa (Gia Lai), thời gian qua, người dân địa phương đã chủ động chuyển đổi những diện tích lúa, hồ tiêu, cà phê, cao su già cỗi, năng suất thấp sang trồng cây ăn quả để nâng cao thu nhập. Đơn cử như hộ nông dân Lương Thế Hiếu, ở xã Hneng (Đăk Đoa). Năm 2022, anh Hiếu chuyển đổi 6ha cà phê già cỗi sang trồng chuối già Nam Mỹ. Mỗi 1ha chuối đầu tư khoảng 100 triệu đồng, sau 11 tháng, chuối bắt đầu cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 30 tấn/ha.
Theo anh Hiếu, cây chuối thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nên phát triển tốt. Để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm chuối, gia đình liên kết với Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn để sản xuất, tiêu thụ. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói đúng chuẩn. Nhờ vậy, sau khi trừ chi phí đầu tư, trại chuối của anh Hiếu hiện cho lợi nhuận 150-200 triệu đồng/ha/năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, các địa phương trong tỉnh thực hiện chuyển đổi thành công hơn 2.633ha sản xuất kém hiệu quả sang các cây trồng khác.
Theo đó, đã chuyển đổi 831,8 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Cùng với đó, dựa trên điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, các địa phương cũng đã chuyển đổi hơn 1.801ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp hơn như chuyển đổi 1.583,3ha sắn; mía 72,4ha; cao su 28,1ha; điều 47,1ha; hồ tiêu 14,4ha; cà phê 56,3ha... sang trồng các loại đậu, dưa hấu, thuốc lá, khoai lang, cây ăn quả và cây dược liệu...
Gia Lai được đánh giá là địa phương có lợi thế lớn về phát triển nông nghiệp. Để khai thác, phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trường; tổ chức lại sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm cây trồng hàng hóa có thế mạnh, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Gia Lai phấn đấu chuyển đổi khoảng 58.560ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo...
Đồng thời, nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất thực hiện chuyển đổi đạt khoảng 150-200 triệu đồng. Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu chuyển đổi khoảng 17.000ha cây trồng kém hiệu quả sang phát triển rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi và dành quỹ đất phát triển các khu, vùng, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng tái tạo... nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất thực hiện chuyển đổi đạt khoảng 250 triệu đồng.
Đây cũng là những mục tiêu mà tỉnh Gia Lai đặt ra nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, ngành nông nghiệp Gia Lai đang từng bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, các nông hộ và doanh nghiệp đã gắn sản xuất với sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững. Các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2-5 lần so với trước…
Các tin khác

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Trụ vững, phát triển nhờ nguồn vốn từ Agribank

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Xây dựng nông thôn mới "đụng" thách thức

Đắk Lắk khó khăn trong hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS

Gỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”

Vốn ngân hàng tiếp sức người dân nuôi tôm
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ
