Để triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Chấn chỉnh những bất cập trong chương trình xây dựng nông thôn mới Các chương trình mục tiêu quốc gia đều mang lại hiệu quả tích cực |
Hiệu quả tích cực
CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 39.632 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 156.700 tỷ đồng, thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh.
Kế thừa và phát huy kết quả các giai đoạn trước, phong trào xây dựng NTM của cả nước đã bám sát mục tiêu: “Gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” và đạt được kết quả ban đầu rất quan trọng.
![]() |
Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn |
Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn NTM, 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó, có 05 tỉnh hoàn thành chương trình NTM); có 1.145/3.513 thôn, bản, ấp (33%) được công nhận đạt chuẩn NTM. Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 02 tiêu chí đã vượt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 (về giáo dục và đào tạo và về văn hóa), 08 tiêu chí được đánh giá là gần đạt được mục tiêu.
Trong khi đó, CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có tổng nguồn vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương 48.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng. Chương trình gồm 07 dự án, kết cấu thành 02 dự án độc lập và 05 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, trong đó có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu “Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn...”. Bước đầu Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo được cải thiện, nâng cao; cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm.
Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, có kinh phí tối thiểu là 137.664 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 54.323 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng; vốn vay tín dụng chính sách 19.727 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 2.967 tỷ đồng. Chương trình gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án, thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.
Quá trình triển khai thực hiện đã bám sát mục tiêu tổng quát như “Giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...”. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao; nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế-xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu đề ra. Chính phủ cam kết hoàn thành giải ngân 100% vốn và đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết Quốc hội đến năm 2025...
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn để triển khai hiệu quả
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, một trong những nội dung trọng tâm của cả 3 Chương trình là tổ chức sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân chưa được đánh giá thỏa đáng.
“Cần làm cho 3 Chương trình này gắn với vấn đề phát triển kinh tế nông thôn, tam nông-những một nội dung rất căn bản của chiến lược chung về xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững cũng như của chương trình phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS”, bà Thanh đề nghị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thì cho rằng, trong quá trình triển khai các CTMTQG xây dựng NTM và CTMTQG giảm nghèo bền vững còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ như những tồn tại, hạn chế về thể chế ban hành văn bản; tổ chức thực hiện; và vướng mắc trong việc giải ngân, phân bổ vốn…
Còn Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, Chính phủ cần tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện, sử dụng vốn tập trung tiết kiệm, hiệu quả, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ phân bổ giải ngân vốn các dự án. Bên cạnh đó là phân bổ vốn phải tập trung, định mức cụ thể, rõ ràng, minh bạch, có tính đến các yếu tố đặc thù. Các địa phương rà soát danh mục các dự án, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực, tốn thời gian thực hiện, tránh rủi ro về công tác cán bộ.
Cùng với đó, cần hoàn tất việc ban hành văn bản hướng dẫn, rà soát lại các văn bản đã ban hành, sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vấn đề để xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý.
“Thường vụ Quốc hội ghi nhận Chính phủ trong 2 năm vừa qua đã nỗ lực tập trung chỉ đạo thực hiện 3 Chương trình. Trong thời gian tới, những bất cập, hạn chế cần được tiếp tục khắc phục và giải quyết…”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận.
Các tin khác

Giải pháp nào để OCOP phát triển bền vững

Mang sản phẩm hữu cơ tiêu chuẩn châu Âu đến Việt Nam

Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị

Vinh danh 99 Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023

"Miền đất hứa" của các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cần Thơ: Đến năm 2025 có 30% HTX nông nghiệp có liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín

Quảng Nam: 9 tháng dư nợ tín dụng chính sách tăng 10% so với đầu năm

Hà Tĩnh: Hơn 95 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

Những đóng góp thầm lặng

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

Đắk Lắk: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo gặp khó trong xác định nguồn gốc đất

Điểm sáng OCOP

Chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
