Dệt may “cán đích” ấn tượng
![]() | Thêm hỗ trợ cho ngành dệt may Việt Nam |
![]() | Một năm thăng trầm của ngành dệt may Việt Nam |
![]() | Doanh nghiệp dệt may: Nỗi lo giá nguyên phụ liệu tăng cao |
Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III/2021, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD kim ngạch, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019.
Cùng với tin vui chung của ngành, nhiều doanh nghiệp dệt may cũng thông báo kết quả kinh doanh ấn tượng. Đơn cử như Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết doanh thu và thu nhập hợp nhất năm 2021 ước đạt 16.436 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ, vượt 70% kế hoạch năm và cao hơn năm 2019 trước đại dịch gần 70%.
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG cũng đã công bố ghi nhận doanh thu thuần tăng 18%, lên gần 4.977 tỷ đồng và lãi ròng tăng 38%, đạt 214 tỷ đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhớ lại thời điểm dịch bệnh căng thẳng cách đây vài tháng, ông Nguyễn Quyết Thắng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty 28 cho biết, đó thực sự là thời gian khó khăn, dù đơn hàng nhiều nhưng năng lực sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ” chỉ đạt 50% - 60%, ngoài ra còn phát sinh nhiều chi phí nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tuy vậy, công ty vẫn cố gắng đảm bảo đời sống cho người lao động, trong thời gian thực hiện giãn cách vẫn trả lương tối thiểu vùng và có phúc lợi tốt cho nhân công khi làm việc theo mô hình “ba tại chỗ”. Nhờ đó, công ty vẫn đáp ứng được đơn hàng giao cho khách. Ngoài ra, do có chính sách tốt cho người lao động trong giai đoạn khó khăn, nên ngay sau khi bình thường mới trở lại, lực lượng lao động của doanh nghiệp đã đạt 85% - 90%. Công ty cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của năm 2021, doanh thu có tăng so với năm 2020, nhưng lợi nhuận chỉ bằng 80% do chi phí tăng lên từ việc sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”. Tuy nhiên, theo ông Thắng, đây vẫn là một thành công lớn, khi doanh nghiệp kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định sản xuất, giữ được đà tăng trưởng.
Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh cũng chia sẻ, trong thời điểm chống dịch và sau thời điểm 1/10, ngành dệt may đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam. Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp đã phải chia sẻ đơn hàng với các đơn vị bạn ở địa phương khác đồng thời thảo luận với khách hàng về giãn cách các đơn hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thêm nguồn nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp dệt may cũng tích cực tăng cường liên kết với người lao động thông qua các chính sách về lương thưởng, chế độ phúc lợi khác trong quá trình chống dịch và cả trong quá trình mở cửa phục hồi trở lại. Đồng thời thực hiện tái cấu trúc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, tăng nguồn nhân lực chất lượng cao và tính toán việc quay trở lại thị trường nội địa.
Theo TS. Phạm Thị Hồng Phượng - Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học và vật liệu, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ. Chí Minh, chính những nỗ lực trên đã cho thấy sự linh hoạt, nhanh chóng thích nghi của doanh nghiệp Việt. Có thể thấy, các doanh nghiệp dệt may luôn nỗ lực duy trì sản xuất, tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất để tăng trưởng, làm nên thành quả chung của ngành dệt may.
Nhận định về triển vọng của ngành dệt may trong năm 2022, trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, ngành này có nhiều lợi thế để tăng trưởng trong năm 2022 như: Lợi thế về chi phí nhân công rẻ và tỷ lệ bao phủ vaccine đang tăng nhanh chóng; Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP đang hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam, thị phần dệt may của Việt Nam tại Mỹ, EU và Mỹ vẫn mở rộng. Cùng với đó là xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc sẽ có tác động tích cực khi Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ.
VITAS cũng đưa ra ba kịch bản cho tăng trưởng của ngành dệt may trong năm 2022. Theo đó, nếu tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát trong quý I/2022, kịch bản tích cực nhất kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 41,5 - 42,5 tỷ USD; kịch bản trung bình xuất khẩu đạt 40-41 tỷ USD nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến giữa năm 2022; kịch bản kém tích cực nhất là khi tình hình dịch bệnh còn phức tạp kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự kiến sẽ chỉ đạt 38-39 tỷ USD.
Các tin khác

Hơn 500 gian hàng góp mặt tại Triển lãm Global Sourcing Fair Vietnam

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam: Vượt sóng trong bối cảnh biến động

Làm mới, tạo lập những động lực tăng trưởng

Áp dụng công nghệ trong quản lý thuế giúp tối ưu hóa quy trình, lợi nhuận

Lễ 30/4-1/5: “Thời điểm vàng” để kích cầu tiêu dùng

Đồng hành triển khai chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam

Doanh nghiệp kiến tạo giá trị xã hội từ nội bộ

Central Retail nhận "Rồng Vàng", tiếp tục đầu tư lớn tại Việt Nam

Viettel "trình làng" trung tâm dữ liệu thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng “Nhà Lãnh đạo IT của năm”

DCCI Summit 2025: Công nghệ xanh và AI định hình tương lai ngành dữ liệu, điện toán đám mây

Lấy ý kiến về hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

HSG: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng hoàn thành 74% kế hoạch niên độ tài chính 2024-2025

Hà Nội công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tiêu thụ tăng vọt, ngành điện căng mình
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Nhiều hệ luỵ từ việc lộ thông tin cá nhân

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
