Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/5

CDT
CDT  - 
Bạc xanh kết thúc đà tăng giá kéo dài 4 tuần, chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng phục hồi lên gần mức 3.250USD/oz... là những diễn biến chính trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế sáng 19/5.
aa
Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ do lo ngại nợ công tăng cao Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 16/5
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế

Thị trường ngoại hối

Đồng USD kết thúc đà tăng giá kéo dài 4 tuần trong phiên giao dịch đầu tuần tại châu Á, sau thông thông tin bất ngờ về việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ và những bất đồng thương mại kéo dài tiếp tục gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư.

Tuần trước, bạc xanh đã tăng 0,6% so với các đồng tiền chủ chốt khác do các nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời. Tuy nhiên, các số liệu kinh tế lại cho thấy giá hàng nhập khẩu tăng và niềm tin người tiêu dùng suy giảm.

Hôm thứ Sáu, Moody's đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ. Đây là tổ chức xếp hạng lớn cuối cùng hạ bậc tín nhiệm của nước này do lo ngại về khối nợ công 36 nghìn tỷ USD.

Bà Mahjabeen Zaman, Trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại ANZ, nhận định: "Việc tập trung vào các rủi ro liên quan tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách của chính quyền Mỹ đã làm dấy lên nghi ngờ về vị thế an toàn của nước Mỹ ".

Trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ áp đặt thuế quan ở mức ông công bố vào tháng trước đối với các đối tác thương mại không đàm phán một cách "thiện chí".

Trong khi đó, Tổng thống Trump đang vấp phải sự phản đối ngay trong chính đảng của mình về việc thực hiện dự luật cắt giảm thuế dự kiến sẽ làm tăng thêm từ 3 đến 5 nghìn tỷ USD vào nợ công của quốc gia trong thập kỷ tới.

Tỷ giá USD/JPY giảm 0,3% xuống 145,22. Bạc xanh cũng giảm 0,2% so với franc Thụy Sĩ (CHF), một đồng tiền trú ẩn an toàn khác.

Đô la Úc (AUD) tăng nhẹ 0,1% lên 0,6409 AUD/USD sau ba ngày giảm giá liên tiếp. Thị trường dự đoán nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản từ mức 4,10% hiện tại vào ngày mai (thứ Ba).

Tỷ giá EUR/USD đứng ở mức 1,1185, tăng 0,2%. Bảng Anh (GBP) giao dịch ở mức 1,3299 USD/GBP, tăng 0,1%.

Đô la New Zealand (NZD) tăng 0,1% lên 0,5888 USD/NZD.

Thị trường chứng khoán

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ, làm dấy lên lo ngại về khả năng dòng vốn rút khỏi tài sản Mỹ và đẩy đồng yên tăng giá.

“Thị trường đang tỏ ra thận trọng trước tác động từ việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ, bởi lo ngại rằng động thái này có thể châm ngòi cho một làn sóng bán tháo tài sản Mỹ”, Shuutarou Yasuda, chuyên gia phân tích tại Tokai Tokyo Intelligence Laboratory nhận định.

“Thời điểm hạ bậc tín nhiệm là điều đáng tiếc, khi thị trường nội địa vừa bắt đầu phục hồi trở lại sau cú sốc từ việc Tổng thống Donald Trump công bố áp thuế”, ông nói thêm.

Tài sản Mỹ đã chứng kiến làn sóng bán tháo trong tháng trước, sau khi ông Trump quyết định áp thuế quy mô lớn lên các đối tác thương mại, bao gồm cả những đồng minh chiến lược quan trọng như Nhật Bản vào ngày 2/4.

“Nếu USD bị bán tháo, đồng yên sẽ tăng giá, điều này không có lợi cho các nhà xuất khẩu Nhật”, Shoichi Arisawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư tại IwaiCosmo Securities cho biết.

Trong phiên giao dịch tại châu Á sáng thứ Hai, yên Nhật tăng 0,3% lên mức 145,24 JPY/USD.

Yên Nhật mạnh thường gây áp lực lên cổ phiếu xuất khẩu của Nhật Bản, do làm giảm giá trị lợi nhuận thu được từ nước ngoài khi quy đổi về đồng nội tệ.

Cổ phiếu Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo, giảm 1,06%, là mã có tác động lớn nhất đến chỉ số Nikkei trong phiên.

Cổ phiếu các công ty công nghệ liên quan đến chip như Advantest và Tokyo Electron lần lượt giảm 1,68% và 1,21%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của hãng dược Daiichi Sankyo tăng mạnh 7,38%, dẫn đầu mức tăng và là động lực chính giúp thu hẹp đà giảm chung của thị trường.

Thị trường vàng

Giá vàng phục hồi lên gần mức 3.250USD/oz trong phiên giao dịch sáng ngày 19/5/2025 tại thị trường châu Á trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn ở tài sản an toàn tăng lên sau khi Moody's hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Mỹ một bậc (từ Aaa xuống Aa1) do những lo ngại về tình hình nợ công ngày càng tăng của nước này.

Theo đó, Moody's dự báo nợ công của Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, dự báo lên mức khoảng 134% GDP trong năm 2035. Truần trước, giá vàng đã giảm khoảng 3% do những tín hiệu tích cực từ thỏa thuận thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc mặc dù thị trường vẫn tỏ ra lo ngại về sức khỏe kinh tế Mỹ.

CDT

Tin liên quan

Tin khác

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba ngân hàng trung ương ở châu Âu đã đồng loạt cắt giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 24 giờ, cho thấy sự dịch chuyển chính sách khi các nhà hoạch định tiền tệ tìm cách ứng phó với những tác động từ chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

MB, HDBank, Sacombank dẫn đầu làn sóng tăng trưởng

Quý II/2025 đang khép lại với những tín hiệu khởi sắc rõ rệt trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng. Báo cáo cập nhật của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy cả 11 ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng so với cùng kỳ, trong đó có tới 7 nhà băng đạt mức hai chữ số. Những con số này có thể phản ánh đà phục hồi của tín dụng, sự cải thiện biên lãi ròng (NIM) và việc cắt giảm chi phí dự phòng nhờ kiểm soát nợ xấu tốt hơn.
Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Nhật Bản: Lạm phát lõi đạt đỉnh 2 năm, kỳ vọng tăng lãi suất tiếp tục được duy trì

Lạm phát lõi của Nhật Bản trong tháng 5 đã tăng lên 3,7%, tốc độ cao nhất trong hơn hai năm, làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc nối lại lộ trình tăng lãi suất.
BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

BoE giữ nguyên lãi suất đúng như kỳ vọng

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 4,25% trong cuộc họp ngày thứ Năm, đúng như kỳ vọng, nhưng cho biết đang tập trung theo dõi các rủi ro từ thị trường lao động yếu đi và giá năng lượng tăng do xung đột Trung Đông leo thang.
10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

10 ngân hàng trung ương lớn đang toan tính gì?

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang phải đối mặt với mức độ bất định cao về tăng trưởng kinh tế và lạm phát, khiến việc ra quyết định trở nên phức tạp, đặc biệt với những ngân hàng đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ cắt giảm lãi suất.
NHTW lớn đầu tiên đưa lãi suất về 0%, thậm có thể quay lại chính sách lãi suất âm

NHTW lớn đầu tiên đưa lãi suất về 0%, thậm có thể quay lại chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss National Bank – SNB) hôm thứ Năm (19/6) đã quyết định cắt giảm lãi suất xuống 0% để ứng phó với tình trạng lạm phát giảm, áp lực tăng giá của đồng franc Thụy Sĩ và sự bất ổn kinh tế do chính sách thương mại khó lường của chính quyền Mỹ gây ra.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 19/6

Bạc xanh giữ ổn định, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm từ mức đỉnh trong vòng bốn tháng hay giá vàng tăng nhẹ trong bối cảnh bất ổn thương mại... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 19/6.
BoE nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất và tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát

BoE nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất và tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày thứ Năm, khi chờ xem liệu nền kinh tế và lạm phát có tiếp tục hạ nhiệt hay không, hoặc liệu nước này có phải đối mặt với cú sốc giá năng lượng do xung đột giữa Israel và Iran hay không.