Giải pháp nào để OCOP phát triển bền vững
Điểm sáng OCOP Đa dạng hóa đầu ra cho sản phẩm OCOP |
Qua thực tế triển khai, nhiều sản phẩm OCOP của Kon Tum đã khẳng định được thương hiệu, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Song, trong quá trình xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP tại tỉnh Kon Kon vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế. Số sản phẩm tạo ra thương hiệu, giá trị kinh tế cho các chủ thể không nhiều, thậm chí, một số sản phẩm OCOP “biến mất”chỉ sau một thời gian.
Đến nay, Kon Tum có 185 sản phẩm OCOP của 92 chủ thể còn hiệu lực. Số sản phẩm OCOP tăng lên theo từng năm và từng bước xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Đơn cử như, HTX Thương mại và Dịch vụ Đăk Glei (huyện Đăk Glei, Kon Tum) khai trương cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại điểm dừng chân các tuyến vận tải hành khách Bắc - Nam tại xã Đăk Pék. Đây là sự kiện đánh dấu bước đột phá trong việc đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Bên trong cửa hàng, hàng trăm sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của huyện Đăk Glei được bày bán, tạo được ấn tượng cho những khách hàng.
![]() |
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Thương mại và Dịch vụ Đăk Glei Ngô Quang Quyết, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, HTX đang tập trung sản xuất, kinh doanh khoảng 10 loại dược liệu đặc trưng của địa phương. Trong đó, có 4 sản phẩm đạt OCOP hạng 3 sao gồm sâm dây Ngọc Linh, rượu sâm dây Ngọc Linh, cao sâm dây Ngọc Linh và măng nứa khô. Hiện HTX đang triển khai đăng ký công nhận OCOP các sản phẩm từ cây mắc ca, góp phần để ổn định đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm mắc ca trên địa bàn...
Song song với sự thành công của nhiều sản phẩm OCOP của chủ thể, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế. Đó là số sản phẩm tạo ra thương hiệu, giá trị kinh tế cho các chủ thể chưa nhiều, một số sản phẩm OCOP “biến mất” khỏi thị trường chỉ sau một thời gian được công nhận.
Ví như, mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-UBND thu hồi giấy chứng nhận OCOP đối với 3 sản phẩm của 3 chủ thể. Đó là sản phẩm Trà túi lọc Nấm hồng chi của hộ kinh doanh Lê Thị Bưởi; Rượu hoa sâm dây Bà Tâm của hộ kinh doanh cửa hàng Thiên Minh; Rượu cần men lá của Tổ hợp tác rượu cần men lá dân tộc Brâu - Võ Thị Thu Hà. Cả 3 sản phẩm này đều được UBND tỉnh Kon Tum công nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020. Nguyên nhân dẫn đến việc phải thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP là do các chủ thể chấm dứt hoạt động hoặc ngừng sản xuất sản phẩm… Đây là thực tế đáng buồn đối với một số sản phẩm OCOP tại Kon Tum.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, hiện các chủ thể OCOP trên địa bàn đa phần có quy mô sản xuất manh mún, liên kết sản xuất nhỏ lẻ, năng lực quản trị của các chủ thể còn nhỏ và yếu. Cùng với đó, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị. Nhiều sản phẩm sản xuất mới chỉ nằm trong giới hạn địa phương, chất lượng chưa đồng đều; việc sản xuất sản phẩm OCOP còn yếu, chưa chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đáng lưu ý, một số chủ thể có tư tưởng phát triển sản phẩm OCOP là trách nhiệm của chính quyền. Đặc biệt, nhiều chủ thể chỉ hoạt động cầm chừng, sản xuất theo mùa vụ hoặc chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng và chỉ bán trong phạm vi địa phương. Khi chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn một số chủ thể đã phải dừng sản xuất…
Để khắc phục những tồn tại, ngành nông nghiệp Kon Tum cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy, nhận thức về Chương trình OCOP và kiện toàn bộ máy triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn.
Các tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Trụ vững, phát triển nhờ nguồn vốn từ Agribank

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Xây dựng nông thôn mới "đụng" thách thức

Đắk Lắk khó khăn trong hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
