Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong vận hành hệ thống thanh toán

CK
CK  - 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 20/2018/TT-NHNN (Thông tư 20) Quy định về giám sát các hệ thống thanh toán nhằm phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
aa
Giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong vận hành hệ thống thanh toán
Ảnh minh họa

Thông tư 20 nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng; Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng; Phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng cường niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ thanh toán.

Điều 5, Thông tư 20 quy định hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng. Căn cứ trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này, Đơn vị giám sát thực hiện đánh giá đối với từng hệ thống thanh toán quan trọng và xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Báo cáo định kỳ quý, 6 tháng đầu năm, năm đối với Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, năm đối với hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính; Báo cáo đột xuất về các rủi ro, sự cố phát sinh của các hệ thống thanh toán quan trọng.

Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện các vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc các tổ chức vận hành không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán quan trọng, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.

Về kiểm tra tại chỗ, theo Điều 6 của Thông tư, đơn vị giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chủ trương thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại địa điểm làm việc của tổ chức vận hành trong trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu do tổ chức vận hành cung cấp bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp nhưng chưa khắc phục hoặc phát hiện những vấn đề có liên quan đến rủi ro cần thu thập thêm tài liệu, thông tin, dữ liệu.

Tùy theo nội dung và tính chất vụ việc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành phần, thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra.

Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản tới tổ chức vận hành ít nhất trước 05 ngày làm việc, trong đó nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đoàn kiểm tra.

Tổ chức vận hành phải chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu báo cáo và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ các nội dung thông tin, báo cáo khi có yêu cầu.

Ngoài ra, Thông tư 20 cũng quy định một số nội dung: Báo cáo, cung cấp thông tin; Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ…

Thông tư 20/2018/TT-NHNN Quy định về giám sát các hệ thống thanh toán có gồm 4 Chương, 17 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019.

CK

Tin liên quan

Tin khác

Trách nhiệm, thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong quy hoạch đô thị, nông thôn

Trách nhiệm, thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong quy hoạch đô thị, nông thôn

Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và nông thôn.
Quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng

Quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng...
Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản

Áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/6/2025 về áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản.
Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công

Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công

Nghị định 127/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 11/6/2025 quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
Đề xuất xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế)

Đề xuất xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế)

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm đẩy mạnh việc hiện đại hóa và chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý thu thuế.
Quy định quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Quy định quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân.
Đề xuất quy định mới về phân loại tài sản cố định

Đề xuất quy định mới về phân loại tài sản cố định

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Sẽ xóa độc quyền sản xuất vàng miếng

Thời gian qua, cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng ở Việt Nam từng bước được hoàn thiện, trong đó NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp điều hành nhằm ổn định giá vàng, góp phần giữ vững kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã phỏng vấn ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN.
Quy định mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho cơ sở

Quy định mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho cơ sở

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 119/2025/NĐ-CP ngày 9/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2025.