Hành động nhanh và quyết liệt để hướng tới tăng trưởng xanh
![]() |
Ngày nay, các nền kinh tế phải hành động nhanh và quyết liệt hơn để hướng tới chuyển đổi xanh |
Trong đó, các vấn đề như định hướng thúc đẩy hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh bao gồm nâng cao năng lực thể chế, quy định, chính sách; phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở Việt Nam; thúc đẩy chuỗi giá trị ít carbon/ít phát thải và thúc đẩy xây dựng các điều ước quốc tế, quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến tăng trưởng xanh.
Đây là những lưu ý được các chuyên gia đưa ra tại diễn đàn “Thúc đẩy hợp tác Nhật Bản – Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh sau dịch bệnh COVID-19” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường Chính sách công - Đại học Tokyo (GraSPP) tổ chức.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhận định, những diễn biến phức tạp, khó lường và hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã buộc các nền kinh tế phải hành động nhanh và quyết liệt hơn hướng tới chuyển đổi xanh, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững. Đặc biệt, các nền kinh tế đã nhìn nhận yêu cầu phải nỗ lực nhiều hơn và gia tăng hợp tác quốc tế về các nội dung gắn với kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững.
Với những diễn biến phức tạp, khó lường và hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 vừa qua càng buộc các nền kinh tế phải hành động nhanh và quyết liệt hơn hướng tới chuyển đổi xanh, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững.
Đặc biệt, các nền kinh tế đã nhìn nhận yêu cầu phải nỗ lực nhiều hơn và gia tăng hợp tác quốc tế về các nội dung gắn với kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững.
“Là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam đã rất chủ động đề ra nhiều giải pháp thích ứng, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu”, TS Trần Hồng Minh cho hay.
Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ, trong đó bao gồm đưa mức phát thải ròng về “0” vào đến năm 2050. Ngoài ra, các cam kết về phát triển bền vững cũng đã được đưa vào các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA.
Để thực hiện những cam kết đầy tham vọng đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt văn bản chính sách, trong đó có Quyết định số 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Quyết định số 882/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 687/QĐTTg năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP năm 2022 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường...
“Nhưng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm là quá trình không hề dễ dàng và bước đầu đòi hỏi chi phí không nhỏ và ảnh hưởng ngay tới lợi ích trước mắt”, TS. Võ Trí Thành Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh lưu ý.
Ông Thành cho biết, ở Việt Nam, không chỉ là Chính phủ cam kết mạnh mẽ và đưa ra chương trình hành động mà từ nhiều năm nay có nhiều doanh nghiệp đã hướng tới tăng trưởng bền vững, thực hiện kinh tế tuần hoàn. VCCI và Hội đồng Doanh nghiệp bền vững hàng năm có giải thưởng vinh danh doanh nghiệp phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp đạt được giải thưởng này, những doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn và theo đuổi chiến lược tăng trưởng xanh đều đạt được hiệu quả kinh tế cao.
“Số doanh nghiệp này còn ít và phong trào vì sự phát triển bền vững còn ít và chưa mang tính đại diện”, TS. Võ Trí Thành nhận xét.
Vì vậy để “xanh”, để bền vững, cần phải thúc đẩy hành động mạnh mẽ hơn và phải nâng cao năng lực thể chế, quy định chính sách liên quan đến tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Trong đó cần có hệ thống tiêu chí phân loại xanh, có cơ chế thử nghiệm cho phát triển kinh tế tuần hoàn.
Trên thực tế, để hoá giải những thách thức biến đổi khí hậu, thời gian qua, Việt Nam đã có những chương trình hợp tác với Nhật Bản nói chung và hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực tăng trưởng xanh nói riêng, những hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của việc tích cực hợp tác với các nước, bởi thích ứng và giảm nhẹ hệ lụy của biến đổi khí hậu không phải là trách nhiệm của riêng quốc gia nào. CIEM cũng đã chủ động nghiên cứu và đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với Chính phủ về việc xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam từ năm 2020. Đề án này đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022. Các quyết định trên đều nhấn mạnh nhiệm vụ hợp tác với các đối tác nhằm phát triển các dự án cụ thể hướng tới tăng trưởng xanh.
TS. Trần Hồng Minh cho biết, hiện nay Nhật Bản đang giữ vững vị trí là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác kinh tế song phương ngày càng đi vào chiều sâu, có những bước phát triển thực chất và ngày càng được tăng cường, mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, năm 2021, Nhật Bản và Việt Nam đã ký kết hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp giai đoạn 2021-2030.
Nhật Bản đã và đang tiến hành hỗ trợ toàn diện quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam thông qua “Sáng kiến chuyển đổi năng lượng châu Á (AETI)”.
Bên cạnh đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đi vào thực hiện, hay khung khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) đang trong quá trình đàm phán, cùng có những nội dung hợp tác liên quan đến tăng trưởng xanh.
Các tin khác

Tháo gỡ vướng mắc, bất cập để thúc đẩy mô hình kinh tế hợp tác xã phát triển

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/5

Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

TP.HCM lý giải nguyên nhân khiến kết quả thực hiện cơ chế đặc thù không như mong đợi

Thực hiện ngay các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí

Đầu tư công: Danh mục đã rõ, vấn đề nằm ở triển khai

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 23/5

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06

Chậm phân bổ vốn đầu tư công: Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm người đứng đầu

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank

FDI chất lượng cao sẽ hỗ trợ kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 22/5

Cạn nước, ngành điện cầu cứu than và khí

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
