Hành trình tiếp quản ngân hàng sau giải phóng

08:55 | 04/05/2021 70 năm Ngân hàng Việt Nam
aa
Chỉ một tuần sau ngày giải phóng miền Nam, hệ thống gần 400 chi nhánh ngân hàng nằm ở khắp các tỉnh miền Nam đã được chính quyền Cách mạng tiếp quản thành công. Nhưng để có được thành quả đó, ít người biết rằng đội ngũ cán bộ - chiến sĩ ngân hàng đã phải mất gần 5 năm trước đó lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng từ con người đến quy trình tiếp quản.

Kế hoạch bí mật cài người

Ngay từ những ngày đầu tháng 4/1970, sau sự kiện đảo chính của Lon Nol tại Campuchia, hoạt động của Ban Tài chính đặc biệt (N.2683) bị ngừng lại. Mặc dù toàn bộ số tiền cất giấu ở các căn cứ tại Campuchia trước đó đã được những đơn vị trong ngành Ngân hàng là N.2683 và Ban Ngân tín R-C32 vận chuyển an toàn về căn cứ của Trung ương cục miền Nam tại Tây Ninh, nhưng do cơ sở tại Sài Gòn đã bị lộ, phương pháp chuyển tiền FM (chuyển tiền điện tử thông qua nghiệp vụ thanh toán của các ngân hàng tại Sài Gòn) không còn thực hiện được.

Lúc đó, ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương cục miền Nam đã giao nhiệm vụ cho ông Lữ Minh Châu (Ba Châu) bí mật vào Sài Gòn tổ chức lại mạng lưới. Khi vào được Sài Gòn với thẻ căn cước công dân Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Thảo, ông Ba Châu lập tức đi học lớp đào tạo nghiệp vụ ngân hàng ngắn hạn do Ngân hàng Quốc gia (NHTW của chế độ cũ) tổ chức với kế hoạch xin việc tại một ngân hàng ở Sài Gòn. Một thời gian sau, ông chính thức trở thành thư ký Hội đồng quản trị rồi trở thành Giám đốc chi nhánh của Ngân hàng Sài Gòn Tín dụng.

hanh trinh tiep quan ngan hang sau giai phong
Tòa nhà Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là trụ sở NHNN Việt Nam tại TP.HCM)

Với “vỏ bọc” là nhân viên của các tổ chức tín dụng tại Sài Gòn, trong suốt các năm từ 1970 đến trước tháng 3 năm 1975, ông Lữ Minh Châu âm thầm tìm hiểu toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Sài Gòn. Ông liên tục đi lại các chi nhánh ngân hàng thuộc khu vực các tỉnh Đông và Tây Nam bộ để kết nối các cơ sở hoạt động ngầm. Phương pháp chuyển tiền FM theo đó được nối lại. Dòng đô la Mỹ “biến hóa” thành tiền Sài Gòn chuyển vào chiến trường được tiến hành nhanh chóng.

Giữa tháng 3 năm 1975, chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột thành công. Từ thắng lợi lớn này, Đảng quyết tâm hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc sớm hơn dự định. Ông Ba Châu một lần nữa được Trung ương cục miền Nam gọi lên, giao nhiệm vụ trở thành đầu mối, bí mật nắm chắc hệ thống ngân hàng tại Sài Gòn, đặc biệt là Ngân hàng Quốc gia, bộ máy phát hành tiền, kho tiền và kim khí quý… để chuẩn bị đón quân Giải phóng vào tiếp quản.

Hai mươi ngày chuẩn bị tiếp quản

Thực hiện chỉ đạo, ông Ba Châu và các đồng đội đã bí mật được cài cắm trong nội bộ các tổ chức tín dụng tại Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho, Vũng Tàu và các tỉnh phía Nam gấp rút chuẩn bị cho việc tiếp quản hệ thống ngân hàng. Ngày 10/4/1975 Ủy ban Quân quản được thành lập tại Trung ương cục miền Nam. Theo đó, Trung ương cục trực tiếp chỉ thị các đơn vị thuộc Ban Kinh tài gấp rút chuẩn bị các công tác phục vụ tiếp quản Sài Gòn.

Đơn vị Ngân tín R-C32 được phân công trên danh nghĩa “Ban Quân quản K3” làm nhiệm vụ tiếp quản hệ thống ngân hàng tại các khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định. Ông Ba Châu được cử làm Trưởng đoàn Quân quản, ông Trần Quang Dũng (Ba Dũng, C Phó R-C32) giữ chức vụ Phó đoàn. Các ông Lý Hồng, Nguyễn Thành Nguyên, Phạm Văn Hài… lần lượt được bố trí làm ủy viên, chịu trách nhiệm tổ chức anh em cán bộ C32 chuẩn bị hành quân tiến về Sài Gòn.

Ngày 19/4/1975, quân giải phóng đã tiến vào đến Phan Thiết và hệ thống ngân hàng tại các tỉnh, thành phố như Bình Trị Thiên, Đà Nẵng được tiếp quản, Trung ương Cục ở miền Nam ra Chỉ thị: “Gấp rút chuẩn bị bộ máy tiếp quản hệ thống ngân hàng, tín dụng, quản lý các kho tiền và kim khí quý, nắm tình hình hoạt động ngân hàng, tín dụng qua hồ sơ tài liệu và các nguồn khai thác…”.

Trong suốt các ngày từ 19-29/4/1975, Ban Quân quản K3 bí mật liên tục tập hợp lực lượng, kết nối mạng lưới cán bộ đang cài cắm ở các ngân hàng tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam để sẵn sàng cho việc tiếp quản hệ thống hồ sơ, tài liệu, kho tiền và kim quý. Mọi việc được tiến hành hết sức khẩn trương và gấp rút. Rạng sáng ngày 29/4/1975, đơn vị Quân quản K3 nhận được lệnh hành quân sau gần 20 ngày chuẩn bị.

“Tình hình lúc đó, ta quyết chiến thắng để giải phóng Sài Gòn, còn địch thì quyết tử thủ. Vì thế không chỉ đơn giản là về tiếp nhận mà K3 phải chuẩn bị sẵn tinh thần cùng bám trụ, cùng chiến đấu, có thể là hy sinh” - ông Nguyễn Thành Nguyên, một cán bộ trong đoàn Quân quản K3 kể lại.

Khi bắt đầu di chuyển từ căn cứ Đồng Ban (Tây Ninh), đoàn Quân quản K3 được phân công đi cùng với các đơn vị bộ đội và khối Dân chính Đảng trong căn cứ bao gồm các ngành Tài chính, Ngân hàng, Thương nghiệp, Nông nghiệp, Giao bưu... Riêng lực lượng tiếp quản của K3 gồm 3 trung đội được phân công trên 3 xe jeep, 1 xe tải được trang bị vũ khí và lương thực.

Ngày đầu tiên đoàn tiếp quản đi trong tiếng súng và phi cơ chiến đấu với tốc độ chậm vì luôn phải để ý thăm dò tình hình. Khi về tới Dầu Tiếng (thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh), cuộc chiến vẫn diễn ra ác liệt, đoàn phải nghỉ lại qua đêm. “Lúc đấy ai cũng có một chiếc đài ba pin nhỏ, luôn bật để nghe ngóng tin tức. Khoảng sáng ngày 30/4/1975 thì bắt đầu nhận được tin Dương Văn Minh đã chính thức tuyên bố đầu hàng. Thế là không quản giờ giấc gì nữa, tất cả các xe đều mở hết tốc lực tiến thẳng về phía Sài Gòn “- ông Nguyễn Thành Nguyên nhớ lại.

“Dĩ dân vi bản” để bảo toàn hệ thống

Sáng ngày 1/5/1975, Đoàn Quân quản K3 từ Trường Kỹ thuật Cao Thắng (nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1) di chuyển đến tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Có khoảng gần 11.000 cán bộ, nhân viên thuộc 22 ngân hàng trong nước và 14 ngân hàng nước ngoài đến trình diện tại trụ sở để nghe Trưởng đoàn tiếp quản Lữ Minh Châu đọc lệnh và công bố quyền điều hành của Ban Quân quản K3. Sau khi lệnh này được ban ra, lập tức các bộ phận trong đơn vị quân quản tiếp cận các ngân hàng tiến hành khóa sổ kho quỹ, tiếp nhận hồ sơ nhân sự và sổ sách tài liệu.

Nhận thức được việc sử dụng lại nguồn nhân lực của các ngân hàng chế độ cũ là điều cần thiết quyết định đến thành công của việc tiếp quản, ngay ngày 1/5 Ban Quân quản K3 tổ chức hội nghị quán triệt “Chính sách 10 điểm” của Chính phủ cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Tại hội nghị này, hầu hết các cán bộ, nhân viên của các ngân hàng đều đến tham dự. Từ chỗ hoang mang lo ngại, nhiều người rất vui mừng và hợp tác một cách rất chân thành và đầy thiện chí với Ban Quân quản K3.

Ông Phạm Văn Hài, một cán bộ Đoàn Quân quản K3 cho biết, ngay từ đầu anh em trong Ban Quân quản đã quán triệt khi đến tiếp quản chỗ nào thì đều phải xử lý thấu tình đạt lý. Tất cả những nhân viên cũ muốn ở lại làm việc đều được giải quyết nhanh chóng để không gây ra xáo trộn lớn. Ông Nguyễn Thành Nguyên, người trực tiếp tiếp quản hệ thống sổ sách kế toán của các ngân hàng tại Sài Gòn cho biết: “Anh em cán bộ ngân hàng cũ lúc đầu còn dè dặt. Sau đó thấy mình (cán bộ đoàn Quân quản K3-PV) đối xử tử tế, không hách dịch, kẻ cả nên họ bắt đầu hợp tác. Bao nhiêu tài liệu, tiền bạc, hồ sơ giấy tờ cất ở đâu, còn thiếu chỗ nào họ đều giúp mình nắm lại hết”.

Chính nhờ sử dụng lại đội ngũ nhân lực của các ngân hàng cũ, chỉ một tuần sau ngày Giải phóng, tất cả các ngân hàng ở Sài Gòn đã hoạt động trở lại bình thường. Hầu hết các hồ sơ, tài liệu đều không bị mất mát. Các quyền lợi nghĩa vụ theo hợp đồng đều được thông báo do Ban Quân quản kế thừa tiếp nhận. Vì thế không chỉ các ngân hàng trong nước mà cả các nước ngoài có trụ sở tại Sài Gòn thời điểm đó đều hợp tác chặt chẽ với Ban Quân quản K3.

Gần một tháng sau ngày Giải phóng, nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm của nhân dân và tiền gửi thanh toán của các tổ chức thúc bách, Chính phủ Cách mạng Lâm thời cần phải thành lập một ngân hàng mới để thực hiện tiếp nhận và giải quyết tất cả các nghĩa vụ, quyền lợi mà các ngân hàng cũ để lại. Nhằm đáp ứng yêu cầu cả đối nội, đối ngoại hài hòa, ngày 6/6/1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ra Nghị định thành lập ngân hàng, lấy lại tên cũ là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ông Trần Dương được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc. Tiếp sau đó, Ngân hàng Quốc gia tiếp tục ra quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn - Gia Định và bổ nhiệm ông Lữ Minh Châu làm giám đốc.

Bằng việc lấy lại tên gọi cũ và sử dụng lại hầu như toàn bộ đội ngũ nhân sự của các ngân hàng tại Sài Gòn trước đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã kế tục được vai trò thành viên của chế độ cũ tại các tổ chức tài chính quốc tế IMF, WB, ADB... Đồng thời, tranh thủ những khoản tín dụng của IMF, WB mà Ngân hàng Quốc gia cũ chưa sử dụng đến như một thành quả của cách mạng mới giành được. Điều quan trọng, chính là cảm quan chính trị nhạy bén khi quyết định lấy tên gọi Ngân hàng Quốc gia đã mở ra cánh cửa mới đưa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào vị trí thành viên chính thức của các tổ chức tài chính quốc tế quan trọng vào tháng 9/1976. Đặt nền tảng cho việc những năm sau đó Chính phủ tiến hành thống nhất tiền tệ chung của cả nước và chuyển đổi toàn bộ hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp vận hành theo cơ chế thị trường kéo dài cho đến hiện nay.y

(Ghi theo lời kể của các ông Nguyễn Thành Nguyên, Phạm Văn Hài, Nguyễn Văn Giàu, Hoàng Xuân Tùng – nguyên cán bộ Ban Quân quản K3)

Hồng Cường
Nguồn:

Các tin khác

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Ngành Ngân hàng cần được phát triển một cách toàn diện ở cả góc độ quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Hơn 40 năm trước, trong giai đoạn 1979-1989, NHNN Việt Nam đã cử các cán bộ sang giúp ngành Ngân hàng Campuchia trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh (gọi tắt là Ban K).
Những bức tranh... tiền

Những bức tranh... tiền

Ngày 6/5/1951 đã trở thành một dấu mốc lịch sử của ngành Ngân hàng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Và một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra ngay sau khi thành lập là phải triển khai phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính, phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Chống lạm phát phi mã: Một thời để nhớ

Chống lạm phát phi mã: Một thời để nhớ

Một loạt các biện pháp quyết liệt đã giúp cung cầu hàng hóa dần trở về trạng thái cân bằng, kéo giảm nhanh lạm phát xuống và đến các năm 1992 - 1993 lạm phát trở lại mức một con số. Việc chống lạm phát phi mã thành công giai đoạn 1986-1991 sau này đã được mọi người nhắc tới là “hiện tượng Việt Nam”.
Cuộc cách mạng tiệm cận cơ chế thị trường

Cuộc cách mạng tiệm cận cơ chế thị trường

Một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng xây và phát triển của ngành Ngân hàng là sự ra đời của Nghị định 53/HĐBT - bước đột phá lớn để ngành Ngân hàng đặt nền móng cho việc ra đời 2 Pháp lệnh về Ngân hàng vào tháng 5/1990, tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng sang cơ chế mới: từ một cấp sang hai cấp.
Hợp tác quốc tế ngành Ngân hàng: Tiến bước cùng quá trình hội nhập của đất nước

Hợp tác quốc tế ngành Ngân hàng: Tiến bước cùng quá trình hội nhập của đất nước

Tiến trình phát triển 70 năm của ngành Ngân hàng Việt Nam là dòng thời gian với những sự kiện gắn liền với lịch sử hào hùng của đất nước. Trong chuỗi thời gian đó, có thể nói các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng luôn có cùng bước tiến với sự phát triển của Ngành và quốc gia.
Khẳng định vai trò huyết mạch trong nền kinh tế

Khẳng định vai trò huyết mạch trong nền kinh tế

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã và đang nỗ lực hết mình, bằng nhiều biện pháp kịp thời và hiệu quả, cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua những thách thức, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Thiết kế tiền Việt Nam: Lịch sử và nhân chứng

Thiết kế tiền Việt Nam: Lịch sử và nhân chứng

“Ngoài việc tạo cho đồng tiền có hình thức đẹp hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật, thì họa sĩ còn phải là một nhà công nghệ, một nhà bảo an với nhiều thủ thuật để có khả năng chống làm giả, kể cả các thiết bị sao chụp...”, họa sĩ Trần Tiến, nguyên Trưởng phòng thiết kế mẫu tiền (Cục Phát hành và Kho quỹ - NHNN) đã bắt đầu với chúng tôi như thế khi chia sẻ những câu chuyện nghề, chuyện đời của mình.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Thành công và kỳ vọng

Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Thành công và kỳ vọng

Trong bất cứ thời kỳ nào, ngành Ngân hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng và nổi bật, là huyết mạch của cả nền kinh tế.
Xem thêm
Đừng bỏ lỡ Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Đừng bỏ lỡ Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Chỉ còn vài ngày nữa Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 sẽ chính thức diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Nghề ngân hàng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo

Ngày 3/5/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nghề ngân hàng trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo”. Tham dự có ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số Ng
Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Cần phối hợp quản lý thị trường vàng

Việc sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng theo nhận định chung là cần thiết, nhưng phải được tiến hành một cách thận trọng. Mọi thay đổi chính sách đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và kinh tế, tránh gây ra những hậu quả không lường trước được
[Infographic] Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2024

[Infographic] Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4/2024

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 95 nghìn lao động, tăng 8,4% về số doanh nghiệp, tăng 55% về vốn đăng ký và giảm 9% về số lao động so với tháng 3/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 4,1% về số doanh nghiệp, tăng 13,7% về số vốn đăng ký và giảm 20,2% về số lao động.
san sang dong hanh cung chuyen doi so nganh ngan hang

Sẵn sàng đồng hành cùng chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Nhằm đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được và đề ra định hướng chuyển đổi số trong thời gian tới, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan tổ chức Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Đồng hành cùng Sự kiện không chỉ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong nước mà còn có tổ chức quốc tế quan tâm đến Sự kiện là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Văn phòng Hợp tác, Ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO)
trung tam thong tin tin dung quoc gia viet nam trien khai thong tu 15 chat luong hieu qua

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam triển khai Thông tư 15 chất lượng, hiệu quả

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2023/TT-NHNN ngày 5/12/2023 để giới thiệu về Thông tư và Quyết định 573/QĐ-NHNN ngày 29/3/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.
hop bao cong bo su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, ông Phạm Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Đoàn Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (NHNN) đồng chủ trì họp báo.
su kien chuyen doi so nganh ngan hang nam 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra ngày 08/5/2024 sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử và các kênh truyền thông của Thời báo Ngân hàng...
doan cong tac nhnn lam viec voi tinh hoa binh

Đoàn công tác NHNN làm việc với tỉnh Hòa Bình

Ngày 22/2/2024, Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với tỉnh Hòa Bình về hoạt động ngân hàng, tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
nganh ngan hang thuc day tang truong tin dung nam 2024

Ngành Ngân hàng: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng năm 2024

Ngày 20/2/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đồng chủ trì.
thong doc nguyen thi hong thap tung thu tuong tham du hoi nghi thuong nien lan thu 54 wef davos 2024

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tháp tùng Thủ tướng tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 WEF Davos 2024

Từ ngày 16-23/1/2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania.
ngan hang hop tac xa viet nam trien khai nhiem vu nam 2024

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 15 21012024

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 15-21/01/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024; Từ ngày 16 đến 18/1/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng tham gia Đoàn Chính phủ Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên năm 2024 tại Davos, Thụy Sỹ; Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2023-2028…
cic tru co t quan tro ng cu a co so ha ta ng ta i chi nh quo c gia

CIC - Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 16/1/2024, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức “Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
hoi nghi trien khai nhiem vu nganh ngan hang nam 2024

Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/1/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Bình Thuận: Củng cố vững chắc hoạt động của hệ thống QTDND

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị Giao ban hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) quý I năm 2024 gắn với đánh giá thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND.
Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Đồng Tháp: Tháng 4/2024, dư nợ tín dụng tăng khoảng 870 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 4/2024 dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng tại Đồng Tháp đạt khoảng 109.482 tỷ đồng. Hơn 9.300 hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, người dân đã được các ngân hàng giải ngân cho vay.
Ngành Ngân hàng Phú Yên: Triển khai nhiều giải pháp khơi thông dòng tín dụng

Ngành Ngân hàng Phú Yên: Triển khai nhiều giải pháp khơi thông dòng tín dụng

Trong bối cảnh sức hấp thụ tín dụng đầu năm còn yếu, các TCTD trên địa bàn Phú Yên đã đẩy mạnh triển khai nhiều gói cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng với lãi suất ưu đãi nhằm khơi thông dòng vốn…
Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh - nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn

Tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 trọn vẹn tại Wyndham Grand KN Paradise (Bãi Dài, Cam Ranh) - nơi mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp, nhiều hoạt động thú vị bên bờ biển Bãi Dài thơ mộng.
Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi trên app ngân hàng đạt top 10 Sao Khuê 2024

Dịch vụ VNPAY Taxi chính thức nằm trong Top 10 sản phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải Sao Khuê 2024.
Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Ngỡ ngàng với những tiện ích, dịch vụ “may đo” cho giới thượng lưu tại Vinhomes Royal Island

Mở ra một không gian sống xa hoa, nơi sự sang trọng và tiện nghi hòa quyện một cách hoàn hảo, Vinhomes Royal Island gợi nhắc tới các đảo thượng lưu nổi tiếng trên thế giới với hàng loạt tiện ích độc bản được thiết kế riêng cho giới nhà giàu trong và ngoài nước.
Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Uống gì để bản thân “tươi xinh yêu” hơn mỗi ngày?

Với người trẻ, phong cách cá nhân không chỉ đơn giản là outfit chất lừ mà còn là thói quen chăm sóc sức khỏe như cách thanh lọc cơ thể để luôn tươi mát, “xinh yêu” hơn mỗi ngày, đó là “tấm gương” phản chiếu gu sống cực chất của người trẻ.
ACB áp dụng chính sách đặc quyền mới cho chủ thẻ tín dụng quốc tế

ACB áp dụng chính sách đặc quyền mới cho chủ thẻ tín dụng quốc tế

Theo đại diện Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), từ nay, chủ thẻ ACB Visa Infinite, ACB Privilege Signature và ACB Visa Signature khi đi nước ngoài hoặc thanh toán trực tuyến các trang web nước ngoài sẽ được hưởng mức phí giao dịch ngoại tệ chỉ từ 0% đến 1,9%.
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ trên nền tảng InfoPlus

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được trải nghiệm tiện ích quản lý tài chính thông minh cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

ABBANK cho vay lãi suất 5%/năm

Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh bền vững, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng. Chương trình gói vay ưu đãi này được triển khai từ nay đến hết 30/9/2024.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, đặc biệt là đối với những giao dịch lớn.
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.
Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Techcombank Rewards: Cộng giá trị, thêm gắn kết, tặng đặc quyền

Chỉ cần bật tính năng Techcombank Rewards, mỗi giao dịch của khách hàng đều được tặng điểm để quy đổi thành quà tặng hoặc thành tiền. Quà tặng ra mắt có tổng giá trị đến 412 tỷ đồng.
Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Mở tài khoản cá tính bằng nickname trên ứng dụng NCB iziMobile

Từ 23/4/2024, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) có thể sở hữu các tài khoản ngân hàng dễ nhớ, mang cá tính riêng bằng nickname thay cho số tài khoản truyền thống chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.
LOTTE Finance ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng

LOTTE Finance ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng

Công ty Tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) vừa qua đã cho ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng THE LOTTE và THE LOTTE PREMIUM dành tặng các tín đồ shopping với hàng loạt đặc quyền khi mua sắm trong hệ sinh thái của Lotte trên toàn quốc.
Phiên bản di động