Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3
ICAEW: Triển vọng kinh tế Việt Nam "sáng" nhất ASEAN | |
AIPA 41: Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam |
Căn cứ chương trình Hội nghị dự kiến, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, và lãnh đạo một số tổ chức tài chính quốc tế như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) sẽ tiến hành đối thoại chính sách về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực cũng như các biện pháp nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19.
Đồng thời, các Bộ trưởng và Thống đốc sẽ xem xét việc triển khai các sáng kiến hợp tác thuộc Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3, bao gồm sáng kiến Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI), hoạt động của AMRO, định hướng chiến lược và các sáng kiến mới của Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3.
Khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 được hình thành vào năm 1999 với việc thông qua Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á lần thứ nhất (Ma-ni-la, 28/11/1999). Tới nay, định kỳ hàng năm, bên lề Hội nghị ADB, Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN sẽ tiến hành tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFMGM+3).
Bên cạnh đó, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFDCM+3) được tổ chức vào quý IV hàng năm. Đây là các diễn đàn để các nhà lãnh đạo và các chuyên gia về tài chính - ngân hàng trong khu vực ASEAN+3 trình bày quan điểm và cùng nhau trao đổi, thảo luận về tình hình kinh tế, tài chính thế giới và khu vực, kiểm điểm việc triển khai thực hiện các sáng kiến hợp tác tài chính trong khu vực ASEAN+3 như Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI), Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) và các giải pháp chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hợp tác tài chính khu vực trong thời gian tới.
Hợp tác tài chính và tiền tệ ASEAN+3 đạt được nhiều tiến triển tích cực và tập trung vào thực hiện Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) và Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á (ABMI).