Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

M&A bất động sản công nghiệp diễn ra “rầm rộ” nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng

Thanh Tuyết
Thanh Tuyết  - 
Hệ thống luật mới được thông qua trong năm 2024 giúp đơn giản hóa thủ tục pháp lý, tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp và tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.
aa
M&A bất động sản: Nhà đầu tư ngoại áp đảo “Dậy sóng” M&A Thị trường M&A hồi phục trở lại?

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường M&A bất động sản công nghiệp cũng diễn ra ‘rầm rộ’ nhờ vào những chính sách đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kết nối trọng điểm như hệ thống cao tốc Bắc - Nam và sân bay quốc tế Long Thành. Hệ thống luật mới được thông qua trong năm 2024 như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định hướng dẫn sẽ đơn giản hóa thủ tục pháp lý, tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp và tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tính đến tháng 11/2024, FDI vào Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD, tăng gần 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) là những quốc gia dẫn đầu. Thống kê trong giai đoạn 2020 đến tháng 9/2024, tổng giá trị giao dịch M&A bất động sản đạt 2.94 tỷ USD, trong đó bất động sản công nghiệp là loại hình dẫn đầu với tỷ trọng 40%. Chỉ tính riêng M&A 9 tháng đầu năm 2024, bất động sản công nghiệp chiếm đến 91% trên tổng giá trị giao dịch 178 triệu USD, theo ghi nhận Cushman & Wakefield.

M&A bất động sản công nghiệp diễn ra “rầm rộ” nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng

Vào tháng 5/2024, tập đoàn Tripod Technology của Đài Loan đã thuê lại 18 ha đất tại KCN Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng vốn đăng ký 250 triệu USD, nhằm xây dựng nhà máy sản xuất các loại mạch điện tử và bảng mạch điện tử. Tại Bắc Ninh, tập đoàn Đài Loan Johnson Health Tech cũng đã đăng ký dự án đầu tư với tổng vốn 100 triệu USD vào khu công nghiệp Thuận Thành 1, nhằm xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị thể dục thể thao.

Trước đó vào tháng 3/2024, quỹ đầu tư của Singapore là Mapletree Logistics Trust đã chi 68.4 triệu SGD (hơn 50 triệu USD) mua lại 2 nhà kho hạng A tại Bình Dương và Hưng Yên, có vị trí chiến lược giáp ranh TP.HCM và Hà Nội.

Ngoài các loại hình bất động sản công nghiệp truyền thống như trên, thị trường còn đang chứng kiến các loại hình mới nổi nằm bên trong khu công nghiệp. Vào tháng 5/2024, VNG Corporation và ST Telemedia Global Data Centres công bố hợp tác về xây dựng và vận hành các dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế tại TP.HCM. Tháng 7/2024, Daiwa House Logistics Trust đã hoàn tất việc mua lại dự án D Project Tan Duc 2 tại tỉnh Long An với mức giá là 26.5 triệu USD, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên quỹ tín thác này sở hữu bất động sản tại Việt Nam.

Ngoài ra, vào tháng 8/2023, Lineage, một trong những quỹ tín thác bất động sản (REIT) công nghiệp đã hoàn tất thỏa thuận liên doanh với đơn vị vận hành kho lạnh SK Logistics để khai thác 2 dự án kho lạnh tại Hà Nội và Hưng Yên. Các cơ sở kho lạnh này phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, bao gồm các chuỗi siêu thị cung cấp thực phẩm đến với các hộ gia đình tại địa phương.

Một trong những điều kiện để phát triển bất động sản công nghiệp là một nguồn năng lượng ổn định, bền vững. Do đó, gần đây các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này. Cụ thể, vào tháng 6 năm 2024, tập đoàn Sembcorp vừa công bố đã hoàn tất việc mua lại gần như toàn bộ cổ phần tại ba trong số bốn công ty con của Tập đoàn Gelex thông qua công ty con Sembcorp Solar Vietnam. Với các thương vụ này, Sembcorp sẽ bổ sung tổng cộng 196MW công suất năng lượng điện gió và điện mặt trời vào danh mục hoạt động của tập đoàn

Một số thương vụ M&A bất động sản công nghiệp nổi bật năm 2024 bao gồm:

STT

Tên dự án

Loại tài sản

Đơn vị hành chính cấp huyện

Tỉnh/TP

Vị trí

Bên mua

Bên bán

Quy mô (m2)

1

Đất KCN Thuận Thành I

Đất KCN

Thuận Thành

Bắc Ninh

KCN Thuận Thành I

Johnson Health Tech

Viglacera

192.457

2

Lô đất KCN

Đất KCN

Tân Uyên

Bình Dương

KCN VSIP III

Chưa công bố

Chưa công bố

50.000

3

Đất KCN tại Phú Thọ

Đất KCN

Phú Thọ

Phú Thọ

KCN Phú Hà

Nien Made

Viglacera

213.935

4

Lô đất KCN

Đất KCN

Cẩm Giàng

Hải Dương

KCN Phúc Điền mở rộng

Chưa công bố

Chưa công bố

44.000

5

Mapletree Logistics Park 3

Nhà kho xây sẵn

Tân Uyên

Bình Dương

KCN VSIP II

Mapletree Logistics Trust

Mapletree Investments

61.713

6

Mapletree Logistics Park Hưng Yên giai đoạn 1

Nhà kho xây sẵn

Yên Mỹ

Hưng Yên

KCN Yên Mỹ

Mapletree Logistics Trust

Mapletree Investments

60.187

7

Đất KCN Hải Sơn

Đất KCN

Đức Hoà

Long An

KCN Hải Sơn

Chưa công bố

Chưa công bố

30.020

8

Lô đất KCN

Đất KCN

Châu Đức

Bà Rịa – Vũng Tàu

KCN Châu Đức

Tripod Technology

Sonadezi Châu Đức

179.802

Nguồn: Cushman & Wakefield, MSCI RCA

M&A bất động sản công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho thị trường. Thứ nhất, M&A giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn mới, tăng cường tiềm lực tài chính và mở rộng cơ hội đầu tư. Hơn nữa, M&A giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng thị phần. Đồng thời thúc đẩy phát triển bất động sản theo tiêu chuẩn cao hơn về kỹ thuật, chất lượng và môi trường. Cuối cùng, M&A giúp doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm và xu hướng từ các chủ đầu tư uy tín trên thế giới.

Trong một thương vụ M&A bất động sản công nghiệp, cả bên mua và bên bán đều đặt ra những mục tiêu và tiêu chí quan trọng trước khi tiến hành giao dịch. Đối với bên mua là các nhà đầu tư định chế (institutional investors), họ quan tâm đến các tiêu chí như dự án có pháp lý rõ ràng, vị trí thuận lợi, nằm trong các khu công nghiệp tại các thủ phủ công nghiệp hiện hữu và mới nổi như Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc.

Bên mua cũng kỳ vọng mức giá hợp lý, phù hợp với định giá thị trường và điều kiện hiện tại. Chất lượng tài sản cũng là yếu tố quan trọng, với sự ưu tiên cho các nhà xưởng xây sẵn hạng hiện đại và nhà kho xây sẵn hạng A để thu hút khách thuê chất lượng cao và đạt mức giá thuê tốt hơn.

Đối với bên bán, nhà đầu tư quan tâm đến việc đối tác có tiềm lực tài chính mạnh và khả năng hợp tác lâu dài hay không. Sản phẩm của họ cần đáp ứng các tiêu chí của bên mua, có vị trí thuận lợi trong khu công nghiệp và kết nối tốt với cảng biển, sân bay. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và châu Âu hiện đang yêu cầu các sản phẩm công nghiệp đạt tiêu chuẩn công trình xanh. Do đó, bên bán cần chuẩn bị tài sản để đáp ứng các tiêu chuẩn này và được cấp các chứng chỉ công trình xanh.

Tuy nhiên, M&A bất động sản công nghiệp cũng còn đối mặt với nhiều thách thức. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khó khăn chủ yếu nằm ở pháp lý, thủ tục hành chính và khả năng tiếp cận bất động sản tốt. Việc tìm kiếm cơ hội tốt và có dòng thu nhập ổn định cũng là trở ngại lớn. Thêm vào đó, hầu hết bất động sản chào bán không được công bố rộng rãi, làm hạn chế khả năng tiếp cận tài sản tốt.

Định giá chính xác tài sản là một thách thức lớn, vì định giá sai có thể dẫn đến quyết định không chính xác và gây tổn thất. Do đó, việc định giá thường do các đơn vị quốc tế uy tín đảm nhiệm. Ngoài ra, đảm bảo hoạt động hậu M&A cũng là thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự hòa hợp về quy trình, hệ thống và văn hóa doanh nghiệp.

Thanh Tuyết

Tin liên quan

Tin khác

Từ vùng đất yên ả đến đô thị lễ hội, Vinhomes Golden Avenue “đánh thức” thành phố vùng biên

Từ vùng đất yên ả đến đô thị lễ hội, Vinhomes Golden Avenue “đánh thức” thành phố vùng biên

Từ những con phố thưa vắng, khu vực phường Hải Hòa (TP. Móng Cái) đang chuyển mình mạnh mẽ khi cộng đồng cư dân mới tại Vinhomes Golden Avenue nhanh chóng hình thành. Những đêm nhạc hội rực rỡ, phố xá sáng đèn, công viên đầy ắp tiếng cười trẻ thơ… tạo nên một không gian sống hiện đại, năng động, một tâm điểm giải trí và tận hưởng thời thượng tại thành phố vùng biên.
Hạ tầng trở thành động lực then chốt cho sự phục hồi của thị trường bất động sản

Hạ tầng trở thành động lực then chốt cho sự phục hồi của thị trường bất động sản

Năm 2025 đang mở ra một chương mới cho thị trường bất động sản Việt Nam, nơi hạ tầng không chỉ là nền tảng, mà đã trở thành động lực then chốt cho sự phục hồi và tăng trưởng. Với gần 800.000 tỷ đồng được Chính phủ chi cho các dự án giao thông trọng điểm, từ cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành đến các tuyến vành đai và đường sắt đô thị, thị trường đang đón nhận một "cú hích" lịch sử.
Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Bất động sản tháng 5: Chung cư bứt phá, đất nền chững lại

Thị trường bất động sản tháng 5 chứng kiến một sự dịch chuyển đáng chú ý: Chung cư bất ngờ lên ngôi, trở thành tâm điểm quan tâm của cả người mua lẫn nhà đầu tư tại hai đô thị lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh thành lân cận.
Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Sau gần một thập kỷ tạm dừng, hai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận chính thức tái khởi động với mục tiêu hoàn thành trong 5 năm. Chính quyền và người dân địa phương đang chung sức, đồng lòng tháo gỡ các “nút thắt” về mặt bằng, quy hoạch, sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.
Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Việc thiếu “đất sạch” và vướng mắc thủ tục hành chính vẫn là rào cản khiến mục tiêu 100.000 căn hộ vào năm 2025 có nguy cơ không đạt được.
Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng hướng dẫn Tập đoàn Vingroup về chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Theo Bộ Xây dựng, các hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đã được ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng, chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ thì được mua bán theo quy định.
Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Bất động sản phía Nam 2025: Dòng tiền dịch chuyển về Bình Dương, Long An

Nguồn cung lại khan hiếm, đặc biệt là căn hộ bình dân, khiến giá nhà tại TP.Hồ Chí Minh tiếp tục neo cao, đẩy sức mua thực dịch chuyển mạnh sang các tỉnh Bình Dương và Long An.
Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Khơi dậy tiềm năng kinh tế to lớn của các bãi nổi sông Hà Nội

Hàng loạt vướng mắc trong việc sử dụng đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở Hà Nội sẽ được tháo gỡ khi hai dự thảo Nghị quyết mới của HĐND thành phố được ban hành. Các quy định chặt chẽ về mục đích sử dụng, thời hạn tồn tại của công trình và chế tài xử lý nghiêm minh được kỳ vọng sẽ tăng cường nguồn lực đất đai, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị xanh.
Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Rủi ro biến đổi khí hậu và bài toán thích ứng cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Biến đổi khí hậu không còn là một cảnh báo xa vời, mà đã trở thành hiện thực hữu hình tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống đô thị, đặc biệt là thị trường bất động sản. Do đó, việc thích ứng khí hậu không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn mở ra cơ hội tái định hình thị trường.
Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Chiến lược đầu tư mới: Lấy cộng đồng làm trọng tâm

Sau nhiều biến động toàn cầu và những thay đổi sâu sắc trong bối cảnh kinh tế xã hội, thị trường bất động sản toàn cầu đang bước vào một chu kỳ mới, đòi hỏi nhà đầu tư phải tái định vị chiến lược.