Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Mặt bằng lãi suất chịu nhiều sức ép

Hồng Sơn thực hiện
Hồng Sơn thực hiện  - 
Từ đầu năm đến khoảng giữa tháng 4/2025, lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại giảm 0,6 điểm phần trăm/năm so với cuối năm 2024, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm áp lực chi phí vốn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia, mặt bằng lãi suất sẽ chịu nhiều sức ép, dư địa để các ngân hàng điều chỉnh giảm trong thời gian sắp tới là không còn nhiều. Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam, về vấn đề này.
aa
Lãi suất cho vay bình quân tại các ngân hàng hiện ra sao? Ngân hàng Trung ương Mexico hạ lãi suất NHTW Nhật sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong một thời gian vì rủi ro thuế quan

Ông đánh giá như thế nào về tác động giảm lãi suất đến tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm nay?

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 3,93%, cao hơn đáng kể so với mức 1,42% của cùng kỳ năm trước.

Mặt bằng lãi suất chịu nhiều sức ép
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam

Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã chủ động, tích cực giảm lãi suất, điều này đã kéo theo nhu cầu vay vốn gia tăng. Đây là một diễn biến tất yếu trong điều kiện thị trường mặt bằng lãi suất thấp. Điều này không chỉ góp phần kích thích tiêu dùng trong nước, mà còn củng cố nhiều xung lực khác của nền kinh tế như nhu cầu gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước…

Tổng hòa các yếu tố trên đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng nội địa và tạo lực đẩy tích cực cho các thị trường như bất động sản dần khởi sắc trở lại.

Có thể khẳng định, cầu tín dụng gia tăng trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm đã tạo ra động lực quan trọng, góp phần đưa tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế vượt mốc 16 triệu tỷ đồng. Chính sách giảm lãi suất vì vậy không chỉ kích thích nhu cầu vay vốn mà còn đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời gian qua.

Hiện cơ quan quản lý cũng như nhiều chuyên gia cho rằng dư địa giảm lãi suất không còn. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Tôi cho rằng dư địa giảm lãi suất không còn và có ba yếu tố chính chứng minh điều này.

Thứ nhất, áp lực lạm phát hiện nay rất lớn. Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I/2025 đã tăng 3,22% so với cùng kỳ. Điều này làm thu hẹp dư địa giảm lãi suất.

Thứ hai, việc huy động vốn của các ngân hàng đang gặp thách thức. Gần đây, các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động khá nhiều. Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động quá thấp sẽ không đủ hấp dẫn người gửi tiền, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn cho vay và đầu tư.

Thứ ba, áp lực lạm phát từ bên ngoài cũng đáng lo ngại. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, lạm phát tại các nền kinh tế lớn có thể đẩy giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng, dẫn đến nguy cơ “nhập khẩu” lạm phát. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa có dấu hiệu giảm lãi suất, khiến áp lực lên tỷ giá đồng Việt Nam tăng.

Tất cả yếu tố trên sẽ làm hạn chế khả năng giảm lãi suất trong nước, dù chúng ta rất mong muốn điều đó để kích thích kinh tế.

6 tháng cuối năm, nhu cầu vốn thường tăng cao hơn những tháng đầu năm. Liệu các ngân hàng có phải tăng lãi suất huy động để hút vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, thưa ông?

Cũng có thể. Nhưng tôi nghĩ nếu có sẽ chủ yếu từ các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ tăng lãi suất để hút vốn. Thông thường, các ngân hàng TMCP nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn trong huy động vốn so với ngân hàng lớn vì năng lực và uy tín không bằng nên thường phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi từ dân cư và doanh nghiệp, đảm bảo thanh khoản và nguồn vốn cho vay.

Mặt bằng lãi suất chịu nhiều sức ép
Dư địa giảm lãi suất không còn

Theo ông, để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% trong năm nay, bên cạnh việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cần triển khai thêm những giải pháp gì?

Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thận trọng nhưng linh hoạt, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm định hướng các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng hiệu quả, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, cần theo dõi sát các chỉ số kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lạm phát để kịp thời điều chỉnh chính sách, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo định hướng của Quốc hội và Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành động lực đóng góp tích cực cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí, qua đó tạo dư địa giảm lãi suất cho vay góp phần cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra, trong điều hành chính sách, Ngân hàng Nhà nước cần cân đối hợp lý giữa mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và hỗ trợ tăng trưởng. Việc định hướng mặt bằng lãi suất cần hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền và người vay vốn. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh lãi suất toàn cầu và áp lực tỷ giá vẫn còn hiện hữu. Nếu cần thiết, cơ quan điều hành có thể xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng phù hợp với diễn biến thực tế để hỗ trợ nền kinh tế kịp thời, hiệu quả hơn.

Song về tổng thể, để nâng cao khả năng cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế, bên cạnh nỗ lực từ phía hệ thống ngân hàng cần có sự chung tay từ thị trường vốn như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, các quỹ đầu tư và các nguồn vốn khác.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Sơn thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của quốc gia, tạo cơ sở “nền tảng” để đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên công nghệ, chuyển đổi số. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ luôn được Chính phủ quan tâm. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB) về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của đất nước.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?