Ngân hàng Chính sách xã hội Đà Nẵng góp phần giảm nghèo bền vững
![]() | Thoát nghèo nhờ đồng vốn chính sách |
![]() | Tín dụng chính sách xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo |
![]() | NHCSXH Quảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau |
“Các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần to lớn cùng TP. Đà Nẵng hoàn thành vượt kế hoạch giảm nghèo hàng năm. Vốn tín dụng chính sách góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên. Làm thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo” - đó là khẳng định của Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Lương Nguyễn Minh Triết khi nói về tín dụng chính sách xã hội triển khai trên địa bàn.
![]() |
Ông Đoàn Ngọc Chung |
Để rõ hơn sự thành công trong hơn 20 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, nhân dịp đầu Xuân Quý Mão - 2023, phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với ông Đoàn Ngọc Chung, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng về vai trò của tín dụng chính sách đối với công tác giảm nghèo của TP. Đà Nẵng.
Xin ông cho biết vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với công tác giảm nghèo tại TP. Đà Nẵng trong thời gian qua?
Mặc dù, chính quyền Đà Nẵng và các tổ chức chính trị, xã hội luôn nỗ lực chăm lo đời sống của người dân, song do tác động từ nhiều yếu tố khách quan như thiên tai, bão lụt, gần đây nhất là dịch bệnh Covid-19… dẫn đến vẫn còn một bộ phận có hoàn cảnh khó khăn, tái nghèo...
Trước thực tế đó, các chương trình tín dụng chính sách được chi nhánh chuyển tải đến tất cả các thôn, tổ dân phố thông qua cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể. Từ đó, tạo điều kiện để người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, học tập, tạo việc làm mới, ổn định chỗ ở thông qua mua nhà ở xã hội, xây dựng nhà mới… Các chương trình tín dụng chính sách góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại Đà Nẵng.
Trong hơn 20 năm hoạt động, được sự quan tâm của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Đà Nẵng và sự phối hợp chặt chẽ từ các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể nhận ủy thác, sự đồng tình ủng hộ của người dân, chi nhánh không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển tải vốn đến hộ nghèo, các đối tượng chính sách.
Có thể khẳng định, vai trò của tín dụng chính sách xã hội là rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng.
Ông có thể nói rõ hơn về những kết quả đạt được của các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong 20 năm qua?
Thời gian qua, chi nhánh thực hiện cho vay 13 chương trình tín dụng nguồn vốn Trung ương và 9 chương trình cho vay từ nguồn vốn địa phương. Qua hơn 20 năm hoạt động, nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng với tốc độ bình quân 18,81%/năm; các chương trình cho vay được mở rộng. Từ nguồn vốn khi nhận bàn giao là 130 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn đã là 3.823 tỷ đồng.
Hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã “phủ sóng” đến 100% số xã, phường. Tất cả người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn vay. Giai đoạn 2002-2022, chi nhánh cho vay 10.193 tỷ đồng, với 428.540 lượt hộ nghèo được vay vốn, tổng doanh số thu nợ 6.484 tỷ đồng. Tổng dư nợ 3.817 tỷ đồng, tăng 3.700 tỷ đồng so với năm 2002. Tốc độ tăng trưởng bình quân 19,48%/năm. Hiện còn 89.207 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ vốn vay với dư nợ bình quân 42,7 triệu đồng/khách hàng…
Nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng đã giúp gần 200 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững; Thu hút, tạo việc làm cho hơn 163 ngàn lao động, giúp hơn 68 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính. Cùng với đó, gần 1,4 ngàn khách hàng có nhà ở ổn định thông qua chương trình cho vay nhà ở xã hội; xây dựng, cải tạo gần 53 ngàn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng 261 ngôi nhà cho hộ nghèo phòng tránh thiên tai; 101 lượt doanh nghiệp vay vốn trả lương cho 12.217 lượt lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19…
![]() |
Các chương trình tín dụng chính sách đã giúp hàng trăm ngàn lượt hộ gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống |
Nguồn nhân lực sẽ quyết định chất lượng tín dụng, vậy thời gian qua chi nhánh thực hiện công tác này như thế nào?
Với vai trò tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, vừa phải đảm bảo tính chất tín dụng, vừa mang tính xã hội hóa, nên việc kiện toàn mô hình quản lý luôn được coi trọng nhằm tập trung huy động sức mạnh tổng hợp trong quản lý và chuyển tải nguồn vốn đến tay khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Thời gian qua, đội ngũ cán bộ điều hành, tác nghiệp của chi nhánh có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm; mạnh dạn tiếp nhận, quản lý an toàn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; tổ chức giải ngân trực tiếp đến người vay tại xã, phường tại điểm giao dịch lưu động.
Cùng đó, chi nhánh luôn phối hợp với các hội, đoàn thể và chính quyền cơ sở các cấp trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cho Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và Vay vốn cũng như tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người vay vốn. Chi nhánh luôn chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực thông qua công tác tập huấn, đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của công việc ngày càng cao.
Chính yếu tố con người đã tạo nên sự thành công của chi nhánh. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Đà Nẵng không ngừng phát triển ngày càng ổn định.
Các tin khác

Đắk Lắk: Hiệu quả từ đầu tư vốn đối với cây sầu riêng

Dành nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch nông thôn

Cho vay phát triển sản phẩm chủ lực địa phương

Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Tiền Giang: Gần 2.900 tỷ đồng cho vay trồng và chế biến sầu riêng

Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp thêm nghị lực cho học sinh vùng khó khăn

Tiếp sức cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển

NHCSXH "cầu nối" để thanh niên khởi nghiệp

Tín dụng ưu đãi trên miền gió cát

Tập trung vốn cho tam nông

Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt

Hiệu quả tín dụng ưu đãi tại miền biên giới

Vốn ngân hàng giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Co-opBank chi nhánh Hà Tĩnh: Tiếp sức cho các QTDND nâng cao năng lực hỗ thành viên

Tập trung phát triển trục nông nghiệp và nông thôn, HDBank đang đúng hướng

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
