Nguy cơ mất trắng tài sản vì cài ứng dụng giả mạo nhân viên điện lực
Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng Thêm chiêu trò lừa đảo núp bóng tuyển sinh du học |
Thời gian gần đây, chị H. (Nghệ An) đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tinh vi khi nhận được cuộc gọi từ số lạ xưng là nhân viên điện lực. Đối tượng khẳng định gia đình chị đang nợ tiền điện và yêu cầu thanh toán gấp qua ứng dụng được gửi qua Zalo, đe dọa sẽ cắt điện nếu không thực hiện ngay. Lo sợ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và sinh hoạt gia đình, chị H. vội vàng truy cập vào đường link nhận được. Hậu quả là ngay lập tức tài khoản ngân hàng của chị bị trừ mất 692 triệu đồng. May mắn thay, sau khi phát hiện bị lừa, chị đã nhanh chóng trình báo sự việc với cơ quan công an và nhờ đó đã kịp thời thu hồi được toàn bộ số tiền bị mất.
Không may mắn như chị H, ông S. (Bình Định) bị một người đàn ông tự xưng là Nam - nhân viên điện lực gọi điện thuyết phục ông cài đặt ứng dụng theo dõi chỉ số điện tiêu thụ. Tin tưởng theo hướng dẫn, ông S. đã kết nối ứng dụng giả mạo này với tài khoản ngân hàng cá nhân, sau đó sao chép mã code từ tin nhắn Zalo để quét sinh trắc học nhằm "kích hoạt ứng dụng". Hậu quả là toàn bộ 114 triệu đồng trong tài khoản của ông đã bị chiếm đoạt chỉ trong tích tắc.
![]() |
Nguy cơ mất trắng tài sản vì cài ứng dụng giả mạo nhân viên điện lực |
Công ty Điện lực Ba Đình cho biết, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Các đối tượng sử dụng hình thức và nội dung ngày càng tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ông Trương Anh Quảng, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng miền Bắc chia sẻ, hàng ngày đơn vị này nhận phản ánh từ 10 – 20 cuộc gọi phản ánh của khách hàng bị lợi dụng chiếm đoạt tài sản với tâm trạng rất hoang mang.
Kịch bản chung của các đối tượng lừa đảo thường được phân vai rõ ràng và thủ đoạn rất tinh vi. Các đối tượng trong vai nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ trực tiếp gọi điện thông báo khách hàng về việc sắp bị cắt điện do chưa thanh toán hóa đơn. Khi người dân phản ánh đã thanh toán, kẻ xấu sẽ tư vấn khách hàng kết bạn zalo "nhân viên phòng kỹ thuật" với lý do kiểm tra khách hàng đã nộp tiền điện trên hệ thống hay chưa. Tiếp theo, các đối tượng này khéo léo dụ dỗ nạn nhân gọi điện bằng hình ảnh để hướng dẫn cài app ứng dụng giả mạo.
Khác với kịch bản cũ, kẻ xấu không gửi link ứng dụng cho khách hàng mà hướng dẫn họ cài ứng dụng Epoint của ngành Điện. Kẻ xấu yêu cầu khách hàng gửi hoá đơn tiền tháng trước sau đó yêu cầu gọi điện videocall. Sau khi gọi videocall kẻ xấu sẽ yêu cầu khách hàng đăng nhập ứng dụng ngân hàng thanh toán tiền điện để lấy sao kê để chứng minh nộp tiền. Đáng chú ý, một khi đã nhập thông tin trên các nền tảng giả mạo này, người dân không chỉ đối mặt với nguy cơ bị chiếm đoạt tài khoản ngân hàng mà còn có thể bị đánh cắp toàn bộ dữ liệu cá nhân quan trọng.
Theo đại diện Công ty Điện lực Ba Đình, các đối tượng lừa đảo thường nhắm vào đối tượng khách hàng lớn tuổi - nhóm người còn hạn chế về hiểu biết công nghệ. Để phòng ngừa rủi ro, Công ty Điện lực Ba Đìnhkhuyến cáo người dân nên thanh toán tiền điện qua kênh điện tử chính thức, nhận xác nhận qua ứng dụng EVNHANOI hoặc email. Mọi cuộc gọi từ điện lực đều được định danh rõ ràng theo từng nhà mạng. Đặc biệt, người dân không cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, không chuyển tiền cho người lạ, không bấm vào đường link lạ và cần báo ngay tới tổng đài 1900.1288 hoặc cơ quan công an khi nghi ngờ bị lừa đảo.
Trước tình trạng lừa đảo mạo danh nhân viên điện lực ngày càng tinh vi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra những khuyến cáo quan trọng nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, người dân cần đặc biệt cảnh giác với các cuộc gọi tự xưng là nhân viên điện lực yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện thanh toán. EVN nhấn mạnh: tuyệt đối không tương tác, kết bạn Zalo với người lạ khi chưa xác minh danh tính; cần tỉnh táo trước những thông báo về điều chỉnh giá điện, hoàn tiền hay thanh toán bổ sung. Để phòng tránh rủi ro, người dân nên chủ động liên hệ với tổng đài chính thức của EVN hoặc đến trực tiếp các điểm giao dịch để xác minh thông tin khi có nghi ngờ. Chỉ nên lựa chọn các kênh thanh toán tiền điện an toàn như qua ngân hàng (thanh toán tự động, Internet banking hoặc Mobile banking); ví điện tử và cổng thanh toán trực tuyến (như Viettel Money, VNPT Money, VNPay, Momo...). Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Tin liên quan
Tin khác

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo dưới vỏ bọc công ty tài chính

Mất tiền tỷ vì cuộc gọi “Công an điều tra”

Bóc trần chiêu thức thuê người Việt Nam mở tài khoản, lập công ty để lừa đảo

“Quishing” – cơn sóng ngầm nguy hiểm trong không gian mạng

Xuất hiện chiêu lừa mới: Mạo danh tổ chức, cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo chiêu lừa: Tuyển sinh trại hè Quân đội – Công an qua mạng

Đà Nẵng: Phá vụ lừa đảo tiền ảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

EVN khuyến cáo người dân cảnh giác với "chiêu trò" giả mạo điện lực để lừa đảo trực tuyến

Bẫy làm nhiệm vụ online: Lợi nhuận ảo, thiệt hại thật
