Thêm chiêu trò lừa đảo núp bóng tuyển sinh du học
Cảnh giác để không mất tiền oan vì “shipper ảo” Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bằng ảnh, video giả mạo ngày càng tinh vi Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng |
Theo thông tin từ fanpage một trường đại học tại Việt Nam, nhiều đối tượng xấu đã tạo các trang Facebook giả mạo, sao chép y nguyên tên tuổi, logo của các trường uy tín trong và ngoài nước. Các đối tượng này thường quảng cáo các chương trình du học "không tưởng" như: học bổng toàn phần, miễn phí học phí, xét tuyển chỉ qua học bạ hoặc phỏng vấn online... kèm theo lời hứa về ngành "hot", việc làm lương cao. Đây là chiêu thức dụ dỗ những phụ huynh, học sinh thiếu cảnh giác, dẫn đến mất tiền oan.
![]() |
Thông tin cảnh báo từ fanpage một trường đại học tại Việt Nam |
Một trường hợp khác còn táo tợn hơn, các đối tượng làm giả văn bản của Trường Cao đẳng Đà Lạt, thông báo trúng tuyển chương trình du học rồi gửi qua Zalo lạ cho sinh viên. Ngay sau đó, nạn nhân nhận hàng loạt cuộc gọi từ số máy lạ, mạo danh cả công đan lẫn tổ chức giáo dục, đe dọa rằng tài khoản của em "có dấu hiệu rửa tiền" và yêu cầu chuyển ngay 30 triệu đồng để "chứng minh trong sạch". Hoảng sợ, sinh viên này đã chuyển 10 triệu đồng trước khi kịp hỏi ý kiến gia đình. May mắn, khi bọn lừa đảo đòi thêm tiền, em đã báo ngay cho nhà trường và phát hiện toàn bộ văn bản, thông tin đều là giả mạo.
Hay trường hợp sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhận được một văn bản giả mạo chữ ký hiệu trưởng với nội dung về chương trình trao đổi sinh viên với đại học ở Mỹ. Đối tượng tham gia bao gồm toàn thể sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy, có học lực khá trở lên, tư cách đạo đức tốt và phải chứng minh tài chính với mức tối thiểu 500 triệu đồng.
Theo PGS.TS. Phạm Thanh Huyền, Trưởng ban Công tác sinh viên, Đại học Bách Khoa Hà Nội, sinh viên Đại học Bách Khoa có nhận được thông báo trao đổi sinh viên. Tuy nhiên, các format dễ nhận diện là lừa đảo như thông báo phía trên là của Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhưng phía dưới là tên của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những văn bản này các đối tượng đã làm giống như thật, và chỉ những người trong cuộc như các giảng viên mới nhận ra.
“Tất cả các sinh viên nếu thuộc diện trao đổi thì không bao giờ phải chứng minh tài chính”, PGS.TS. Phạm Thanh Huyền nhấn mạnh.
Thượng tá Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó trưởng Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân cho biết, điểm chung của các chiêu trò này là tạo ảo tưởng về một cơ hội “dễ dàng” có học bổng lớn, xét tuyển đơn giản, không cần thi cử hay đánh vào tâm lý muốn “đi tắt đón đầu” của nhiều phụ huynh cũng như các em học sinh, sinh viên.
Sau khi dụ được nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân (học bạ, email, mã số sinh viên…), các đối tượng lừa đảo tiếp tục giả mạo website, email y hệt trường đại học thật, thông báo trúng tuyển kèm học bổng “khủng”. Cuối cùng, kẻ xấu yêu cầu chuyển một khoản tiền nhất định với lý do là “phí hồ sơ”, “học phí tạm ứng”, “phí giữ chỗ”… các đối tượng thường tạo áp lực về thời gian, hứa hẹn ưu đãi nếu chuyển tiền nhanh chóng rồi chiếm đoạt số tiền trên. Khi tiền đã chuyển, kẻ xấu nhanh chóng biến mất và khoá liên lạc.
Chính vì vậy, từ đầu năm học đến nay, hàng loạt các trường đại học đã phát đi cảnh báo về việc đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo lên trang thông tin của trường.
Trước tình trạng lừa đảo du học ngày càng tinh vi, Công an TP. Hà Nội đã đưa ra hàng loạt khuyến cáo quan trọng giúp phụ huynh và học sinh phòng tránh. Theo đó, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin trường học, trung tâm tư vấn thông qua website chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (như moet.gov.vn), cơ quan giáo dục nước sở tại, đồng thời xác minh qua Đại sứ quán hoặc liên hệ trực tiếp với phòng Công tác sinh viên và bộ phận tài chính để xác nhận thông tin và hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt, không nên tin vào các quảng cáo "đỗ 100%" hay yêu cầu nộp tiền trước khi có thư mời nhập học chính thức. Khi giao dịch, chỉ thanh toán qua tài khoản công ty đăng ký rõ ràng, tránh chuyển tiền cho cá nhân hoặc tài khoản lạ. Người dân cũng cần cảnh giác với đường link đáng ngờ, thường xuyên cập nhật thông tin lừa đảo trên truyền thông. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần ngừng ngay giao dịch và báo cáo công an gần nhất để kịp thời xử lý.
Tin liên quan
Tin khác

Chiêu trò giả mạo người thân chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo dưới vỏ bọc công ty tài chính

Mất tiền tỷ vì cuộc gọi “Công an điều tra”

“Quishing” – cơn sóng ngầm nguy hiểm trong không gian mạng

Xuất hiện chiêu lừa mới: Mạo danh tổ chức, cơ quan nhà nước để lừa đảo

Đà Nẵng: Phá vụ lừa đảo tiền ảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

EVN khuyến cáo người dân cảnh giác với "chiêu trò" giả mạo điện lực để lừa đảo trực tuyến

Bẫy làm nhiệm vụ online: Lợi nhuận ảo, thiệt hại thật

Chiêu lừa "phạt nguội": Từ cuộc gọi mạo danh đến link độc hại
