Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn. Trước tình hình đó, ngành Ngân hàng đã vào cuộc với hàng loạt giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí tài chính và tăng sức chống chịu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
aa
Nhiều giải pháp trợ lực doanh nghiệp vượt khó Doanh nghiệp vượt khó với niềm tin và hy vọng Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, bứt phá tăng trưởng

Vietcombank cho biết, ngân hàng đã chủ động phối hợp với các khách hàng đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động, trong đó có việc hỗ trợ tài chính, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Vietcombank cũng nhanh chóng làm việc cùng các cơ quan quản lý để có định hướng phù hợp theo từng ngành nghề, từng đối tượng khách hàng.

Trước đó Vietcombank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn quy mô lên tới 250.000 tỷ đồng hướng tới khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 4,6%/năm…

Agribank cũng vào cuộc tích cực hỗ trợ các khách hàng thông qua triển khai 9 chương trình tín dụng ưu đãi dành cho nhiều nhóm đối tượng với quy mô trên 350.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn đến 2%/năm so với lãi suất thông thường. Các chương trình tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực then chốt như xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra ngân hàng cũng tích cực mở rộng cho vay tiêu dùng và hỗ trợ hộ kinh doanh.

Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ lãi suất, nhiều ngân hàng thương mại còn cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, trong đó có các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn trong kế hoạch tài chính.

Ở cấp độ chính sách, NHNN đang xây dựng gói tín dụng quy mô 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ số, hạ tầng, và phát triển bền vững. Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, hiện nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế trọng yếu đang chịu tác động bất lợi từ chính sách của các nước nhập khẩu lớn. Vì vậy, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ kịp thời là rất cấp bách. Với tinh thần đó Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, chương trình sẽ được triển khai với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của toàn ngành Ngân hàng trong việc tiếp sức cho nền kinh tế.

Ở tầm nhìn dài hạn hơn, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành đã đặt khu vực kinh tế tư nhân vào vị trí then chốt – là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, bên cạnh tín dụng ngân hàng, cần hoàn thiện thể chế và phát triển thêm các kênh huy động vốn dài hạn.

PGS.TS Nghiêm Thị Thà - Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam nhận định, phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. Hiện khu vực tư nhân Việt Nam mới chỉ huy động được khoảng 13% vốn qua thị trường chứng khoán – con số khiêm tốn so với mức 40% – 60% ở các nước phát triển. Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm cũng còn ít, chỉ khoảng 30 quỹ đang hoạt động và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ.

Do đó việc huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính cả ngắn và dài hạn sẽ là nền tảng quan trọng để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển bền vững. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, hệ thống tài chính – ngân hàng và các tổ chức đầu tư, nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh hiện đại, minh bạch và năng động hơn cho doanh nghiệp Việt.

PGS.TS. Nghiêm Thị Thà đề xuất cần sửa đổi các luật liên quan như Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017; và bổ sung thêm cơ chế bảo lãnh tín dụng với doanh nghiệp. Việt Nam cũng nên thành lập Quỹ Phát triển tài chính tư nhân quốc gia nhằm cung cấp tín dụng ưu đãi dài hạn cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng đưa ra phương án để phát triển thêm nhiều kênh huy động vốn đa dạng hơn hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Một khía cạnh khác, theo PGS.TS. Nghiêm Thị Thà không thể bỏ qua là nâng cao năng lực tài chính và quản trị cho khu vực tư nhân. Theo ADB, chỉ 21% DNNVV tại Việt Nam có hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế – yếu tố khiến họ khó tiếp cận vốn quốc tế. Trong 5,2 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện nay, chỉ có 2,1 triệu hộ đóng thuế, còn lại 3 triệu hộ chưa có đóng góp vào ngân sách. Việc chuyển đổi các hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc hợp tác xã cần được hỗ trợ thông qua các hiệp hội nghề nghiệp. Chương trình SME Link của USAID kết hợp với VCCI là một ví dụ điển hình, khi đã giúp hơn 500 doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tín dụng đạt chuẩn, tiếp cận hơn 1.000 tỷ đồng vốn vay chỉ trong năm 2023.

Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu gắn với xuất khẩu nguyên liệu đang là mô hình đầu tư lợi nhuận cao, ít rủi ro được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một chiến lược dài hạn mang lại dòng thu nhập bền vững và tăng khả năng quốc tế hóa.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.