Nhiều vướng mắc “cản bước” giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài
Gỡ vướng mắc giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài |
Tiến độ giải ngân ở mức thấp
Dẫn báo cáo của các bộ, ngành trung ương và theo số liệu từ hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến hết ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Trong số đó, 2 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân trên 10% là Bộ Giao thông - Vận tải và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 8 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024. Dự kiến đến hết tháng 6/2024, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành có thể đạt khoảng 15-17%, ở mức trung bình so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2023.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị |
Theo đánh giá chung, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành 6 tháng đầu năm 2024 thấp hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 (27,2%), 6 tháng đầu năm 2022 (15,9%) và cao hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2021 (12,11%). Mặc dù số lượng các dự án/tiểu dự án được giao kế hoạch vốn của 10 bộ, ngành là 31 dự án/tiểu dự án nhưng mới chỉ có 14/32 dự án/tiểu dự án đã giải ngân; 17 dự án/tiểu dự án đã được giao dự toán nhưng chưa giải ngân.
Qua quá trình làm việc với các địa phương, các dự án và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, bà Phạm Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Quản lý Dự án Trung ương, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) xác định một số nguyên nhân dẫn đến giải ngân chậm chủ yếu vẫn xuất phát từ tình trạng không có khối lượng hoàn thành để giải ngân do chậm giải phóng mặt bằng, triển khai đấu thầu, thiết kế kỹ thuật; dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, hiệp định vay; chậm nhận được ý kiến của nhà tài trợ… Ngoài ra, trong các tháng đầu năm, một số bộ, ngành vẫn tập trung giải ngân kế hoạch vốn 2023 kéo dài.
Cần sớm tháo gỡ các vướng mắc
Chia sẻ từ thực tế trong quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ vay nước ngoài năm 2024 trên dịch vụ công là 645.770 triệu đồng, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án World Bank (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đang xuất hiện một số khó khăn. Cụ thể, theo yêu cầu từ nhà tài trợ, một số hoạt động sau cần lấy ý kiến “Không phản đối - NOL” từ nhà tài trợ trước khi triển khai như kế hoạch tổng thể dự án, kế hoạch hàng năm, sổ tay vận hành dự án, kế hoạch đấu thầu đối với các gói thầu sử dụng vốn vay nước ngoài, đề cương nhiệm vụ đối với các đơn vị tư vấn đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi ký kết hợp đồng đối với các gói thầu xem xét trước. Vì thế, thời gian triển khai các công việc này thường bị kéo dài do phải liên tục cập nhật, điều chỉnh. Ngoài ra, trong thanh toán cũng gặp khó khăn do dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau khiến kiểm soát thanh toán mất rất nhiều thời gian...
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông - Vận tải) chia sẻ, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng tới quá trình giải ngân liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng. Cụ thể như dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc vướng đi qua khu vực nhiều rừng, thủ tục chuyển đổi rừng mất tới 1,5 năm, do đó chi phí giải phóng mặt bằng thường bị tăng lên không nhỏ.
Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024, theo các chuyên gia cần thực hiện một số giải pháp như: giám sát chặt chẽ tiến độ, tập trung thực hiện các dự án đã xong chuẩn bị đầu tư; rà soát để tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt hoặc cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kịp thời hạn; khẩn trương xử lý vướng mắc giải phóng mặt bằng và các vướng mắc khác trong phạm vi thẩm quyền. Đối với các kiến nghị giải pháp vượt quá thẩm quyền xử lý của các bộ, ngành, cần nhanh chóng tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Về phía Bộ Tài chính, ông Võ Hữu Hiển khẳng định, việc hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo đạt được các mục tiêu giải ngân của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng của giai đoạn trung hạn 2021-2025. Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia hội nghị cùng thống nhất sẽ theo dõi sát sao và quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn như Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã đặt mục tiêu.
![]() |
Tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài |
Một số giải pháp cụ thể được đại diện Bộ Tài chính đề cập là đảm bảo thời gian xử lý đơn rút vốn đúng quy định; tổ chức các đoàn trực tiếp làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các địa phương được giao nhiều kế hoạch vốn; tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ như rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho ý kiến không phản đối...
Các tin khác

Sớm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tỉnh miền Trung

Nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết

Việt Nam nỗ lực tham gia vào hệ sinh thái bán dẫn, AI toàn cầu

Nam Định: Truyền thống hào hùng, cơ hội rộng mở

Thúc đẩy các sáng kiến AI phù hợp với nhu cầu của Việt Nam

Quảng Nam thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế 2025: Kỳ vọng cao, thách thức lớn

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững

Tinh gọn bộ máy - đột phá tạo động lực phát triển kinh tế

UOB: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ ổn định

Cục Thuế tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử

Chuyên gia WB: Việt Nam năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh, rất nhanh

AISC 2025: Giao điểm của trí tuệ nhân tạo và bán dẫn

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Phát triển AI, bán dẫn: Cần chuyển đổi tư duy quản lý sang thúc đẩy phát triển

Cán bộ, người lao động, đoàn viên NHTW tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

Quyết tâm đưa Thời báo Ngân hàng trở thành cơ quan báo chí hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Gửi tiết kiệm BIDV, cơ hội trúng vàng miếng

Kiosk y tế thông minh: Thuận tiện cho dân, giảm chi phí cho bệnh viện

“Tiền tự sinh lời” - xu hướng toàn cầu đang được thúc đẩy ở Việt Nam

Thanh toán điện tử góp phần hiện thực hóa đô thị thông minh

Chủ thẻ NAPAS đi metro "xé túi mù" nhận quà tặng bất ngờ

Giảm tải bệnh viện, khám chữa bệnh tiện lợi hơn với Kiosk thông minh HDBank

Thanh toán thông minh: Động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững
