Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng
Kết hợp hài hòa công tác giảng dạy - nghiên cứu khoa học và chăm sóc gia đình | |
10 năm "Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà" | |
Thi đua gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo |
Ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank:
Thi đua gắn chặt với hoạt động kinh doanh
Các phong trào thi đua của Vietcombank được duy trì, đổi mới và phong phú về nội dung và hình thức, trong đó đa phần các phong trào thi đua được phát động gắn liền với các hoạt động chuyên môn đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh đề ra. Công tác thi đua, khen thưởng không trực tiếp tạo ra “sản phẩm, dịch vụ” cho hoạt động ngân hàng, song đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ cho việc tạo ra “sản phẩm, dịch vụ”. Hàng năm, ngay từ đầu quý I, Vietcombank đã phát động các phong trào thi đua thực chất, không hình thức, gắn chặt với các nhiệm vụ chuyên môn theo định hướng của Ban lãnh đạo trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Bên cạnh các chương trình thi đua thường xuyên, các phong trào thi đua đột xuất, chuyên đề đã được phát động, bám sát với mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ đã đem lại kết quả rất tích cực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh doanh của Vietcombank.
Các phong trào thi đua thường xuyên như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được cụ thể hóa tại Vietcombank với khẩu hiệu “Cán bộ, nhân viên Vietcombank và người thân sử dụng sản phẩm dịch vụ Vietcombank”... Phong trào tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, phong trào văn nghệ, thể thao, “uống nước nhớ nguồn”… cũng được triển khai trong toàn hệ thống với sự tham gia nhiệt tình của toàn thể CBCNV. Cán bộ lãnh đạo và đảng viên luôn phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu trong các phong trào, từ đó đã tạo ra được sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể lớn CBCNV Vietcombank, từng bước củng cố và nâng cao chất lượng văn hoá doanh nghiệp trong ngân hàng.
Công tác thi đua, khen thưởng của Vietcombank đã có sự thay đổi tích cực. Các phong trào thi đua gắn chặt hơn, cụ thể hơn với các mặt hoạt động kinh doanh, có tiêu chí cụ thể, tổng kết khen thưởng kịp thời xứng đáng với thành tích đạt được. Đã thực hiện phân chia theo cụm, khối thi đua, ưu tiên các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, người lao động là nữ, các đơn vị vùng sâu vùng xa, có địa bàn còn nghèo, gặp nhiều khó khăn. Nội dung các phong trào thi đua đầy đủ, ngắn gọn rõ ràng dễ hiểu và có thể thực hiện sơ kết, tổng kết. Công tác khen thưởng kịp thời, đúng thành tích. Bồi dưỡng, phát hiện các nhân tố mới, mô hình mới, các điển hình tiên tiến để nhân rộng.
Chị Hoàng Thị Minh Trâm - NHNN Gia Lai:
Quan tâm quy hoạch nữ cán bộ nguồn
Trong những năm qua, Ban lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm đến cán bộ nữ. Ban lãnh đạo chi nhánh đã triển khai các văn bản liên quan đến công tác nữ công, trong đó có Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ giai đoạn 2010-2020 và kết luận số 147/KL TLĐ; triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đến CBCC như Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, trong đó có Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVC-LĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ giai đoạn 2010-2020...
Hàng năm chi nhánh đều cử cán bộ nữ công tham gia các lớp tập huấn vì sự tiến bộ phụ nữ, đồng thời quan tâm đào tạo cán bộ nữ, do vậy, chất lượng nữ cán bộ ngày càng được nâng cao. Đến nay, có 10 chị có trình độ chuyên môn là thạc sỹ, chiếm 66,7% tổng số CBCC có trình độ thạc sỹ của chi nhánh. Về trình độ lý luận chính trị, có 5 chị có trình độ Cao cấp Lý luận chính trị, chiếm 45,5% tổng số CBCC có trình độ Cao cấp Lý luận chính trị của chi nhánh. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm quy hoạch cán bộ nữ nguồn. Do vậy, số lượng cán bộ công chức nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý chiếm gần 50% tổng số CBCC lãnh đạo, quản lý...
Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh - BIDV chi nhánh Đồng Tháp:
Nâng cao nhận thức của cán bộ nữ về chính sách, pháp luật
Để nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới, về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình, quyền phụ nữ và trẻ em theo quy định pháp luật... Công đoàn cơ sở BIDV Đồng Tháp đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động với các nội dung đa dạng, phong phú như tuyên truyền về giới, bình đẳng giới, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em như các nghị quyết của Đảng về phụ nữ và gia đình, Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực và gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế...
Cụ thể, trong 5 năm đã tổ chức tuyên truyền và lồng ghép tuyền truyền được 15 đợt với trên 2.000 lượt người tham gia, hàng năm nhân ngày 8/3 hoặc 20/10 tổ chức các chuyến về nguồn để giáo dục, nâng cao giác ngộ chính trị, truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc cho đội ngũ cán bộ nữ; tổ chức các hội thi nấu ăn, cắm hoa, trang trí trái cây…
Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ nữ trong đơn vị về chính sách pháp luật về bình đẳng giới, trách nhiệm của người chồng và các thành viên trong gia đình chia sẻ công việc với người phụ nữ, tạo điều kiện để chị em đảm việc nhà đồng thời đảm trách tốt công việc của cơ quan.
VietinBank Bình Dương đang chuyển mình mạnh mẽ Ông Bùi Bình Khánh - Giám đốc VietinBank Bình Dương cho biết: Năm 2020 đánh dấu sự đổi mới trong phương thức chỉ đạo, điều hành của VietinBank theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ hoạt động kinh doanh dựa vào tăng trưởng quy mô chuyển sang cải thiện chất lượng, hiệu quả, gắn với tăng trưởng quy mô hợp lý. Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng gắn liền với chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu khách hàng, ngành hàng theo hướng thúc đẩy khai thác nguồn vốn với chi phí hợp lý, tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Đồng thời, cải thiện các hoạt động thu ngoài lãi, nâng cao năng suất lao động, quản trị chi phí hiệu quả trong đó tập trung vào hai phân khúc DNNVV và bán lẻ. Điểm nhấn quan trọng của VietinBank Bình Dương trong hoạt động kinh doanh năm 2020 là sự nắm bắt thời cơ, chủ động chuyển dịch, thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng qua kênh ngân hàng điện tử để phục vụ người dân trên địa bàn. Đến hết quý III/2020 so với kế hoạch quý, số lượng khách hàng cá nhân giao dịch qua ứng dụng VietinBank iPay Mobile đạt 106% kế hoạch; số lượng khách hàng giao dịch qua kênh iPay đạt 140%; số lượng giao dịch của khách hàng DN qua kênh eFAST đạt 177%. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều khu công nghiệp phát triển năng động là một điều kiện thuận lợi đối với VietinBank Bình Dương trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng… Tuy nhiên, Bình Dương cũng là địa bàn tập trung nhiều TCTD nên tình hình cạnh tranh rất gay gắt về lãi suất, phí, các chính sách khách hàng… cũng đặt ra cho chi nhánh nhiều thách thức. Trong quá trình kinh doanh, chi nhánh xác định nhiệm vụ huy động vốn là trọng tâm, chú trọng khai thác hiệu quả nguồn vốn không kỳ hạn, nhằm tối ưu hóa về giá vốn cho vay ra thị trường với chi phí thấp. Theo đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của VietinBank Bình Dương giai đoạn 2014-2018 có mức tăng cao. Ban Lãnh đạo Chi nhánh đã sớm xác định quan điểm ngân hàng phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, không huy động vốn trên thị trường bằng mọi giá. Kết quả là chi nhánh có điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng thông qua ưu tiên lựa chọn ngành hàng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cùng với việc kết hợp thông tin dữ liệu của VietinBank và diễn biến thị trường để định hướng tín dụng trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, tín dụng VietinBank Bình Dương liên tục tăng trưởng qua các năm. Song song với tăng trưởng về quy mô, chi nhánh luôn đi đôi với an toàn, hiệu quả, kiểm soát được chất lượng nợ. Nợ xấu luôn chiếm dưới 0,5% tổng dư nợ. Theo ông Bùi Bình Khánh, chi nhánh hiện chiếm 5% dư nợ tín dụng và 3% nguồn vốn trong hệ thống tổ chức TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Dương. VietinBank Bình Dương liên tục thực hiện mục tiêu của Hội sở về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao thu nhập ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập... Theo đó, phí thu qua các năm liên tục tăng, giai đoạn 2014 - 2018 tăng gấp hai lần so với tổng thu phí dịch vụ của 5 năm trước đó, đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh doanh của VietinBank Bình Dương. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (năm 2019) của chi nhánh tăng cao hơn tốc độ tăng của dư nợ và nguồn vốn, đây cũng là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng. Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của VietinBank Bình Dương tập trung chuyển dịch sang phân khúc khách hàng DNNVV và khách hàng bán lẻ, phát triển cả về quy mô và hiệu quả. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đang tiếp tục mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng vào khối khách hàng là DN FDI trên địa bàn. Trong công tác thi đua khen thưởng, chi nhánh vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là một phần thưởng khích lệ tập thể cán bộ lãnh đạo và người lao động VietinBank Bình Dương. Bên cạnh đó, từ nhiều năm qua, chi nhánh đã trở thành lá cờ đầu trong hệ thống VietinBank khu vực Đông Nam bộ và trong hệ thống ngân hàng VietinBank. Trong xếp loại của hệ thống ngân hàng, VietinBank Bình Dương năm 2019 “Hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ” và trước đó là chi nhánh hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu của ngân hàng mẹ đưa ra trong 13 năm liên tiếp. Hải Nam |
BIDV Hà Nội: Đơn vị của những sáng kiến Trong giai đoạn 5 năm 2015-2019, BIDV Hà Nội đã hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh được giao ở các chỉ tiêu quan trọng, giữ vị trí Top 4 toàn hệ thống và duy trì chi nhánh hạng Đặc biệt từ năm 2016 đến nay. Để làm được điều này chi nhánh chú trọng đa dạng hóa các nguồn thu dịch vụ với chất lượng ngày càng được cải thiện, đóng góp lớn vào thu nhập của chi nhánh. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2015-2019, thu dịch vụ ròng (không gồm kinh doanh ngoại tệ và phái sinh - KDNT&PS) của chi nhánh đạt 686 tỷ đồng, tăng 51% so với giai đoạn 2010-2014 và là một trong những chi nhánh có kết quả thu dịch vụ cao nhất hệ thống BIDV. Đặc biệt 2019 tổng thu dịch vụ ròng phi bảo lãnh của chi nhánh đạt 59,4 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch được giao, tăng trưởng 26% so với một năm trước đó. Trong đó hai dòng sản phẩm dịch vụ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ là Dịch vụ thanh toán tăng 106%, nằm trong Top 5 chi nhánh có kết quả cao nhất hệ thống; Dịch vụ tài trợ thương mại tăng 19%. Thu dịch vụ ròng bán lẻ cũng liên tục tăng trưởng ở mức cao suốt từ năm 2017 đến nay. Năm 2019 thu dịch vụ ròng bán lẻ của chi nhánh đạt 23,6 tỷ, tăng trưởng 17% so với thực hiện năm 2018, cao hơn so với bình quân toàn địa bàn... Bên cạnh các hoạt động dịch vụ, quy mô hoạt động bán lẻ tăng trưởng tốt trên cả hai phương diện huy động vốn và cho vay với tổng quy mô đến cuối năm 2019 đạt 10.702 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22% tổng quy mô của chi nhánh, tăng thêm 6.024 tỷ đồng, gấp gần 2,3 lần so với cuối năm 2014. Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ (không tính KDNT) năm 2019 đạt 163,4 tỷ đồng, hoàn thành 110% kế hoạch năm và gấp gần 2,2 lần so với năm 2014... Không chỉ “giỏi” kinh doanh, những năm qua BIDV Hà Nội còn là một trong những đơn vị mạnh về hoạt động nghiên cứu, đề xuất các đề tài sáng kiến của hệ thống BIDV. Chỉ riêng trong 5 năm (2014 – 2019) chi nhánh đã nghiên cứu, đề xuất và nghiệm thu được 165 sáng kiến, chuyên đề khoa học. Nhờ có các sáng kiến, cải tiến nghiệp vụ, triển khai các chuyên đề khoa học ứng dụng vào hoạt động đã cải tiến năng suất lao động, chất lượng kinh doanh, dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn đem lại hiệu quả cao và thu hút ngày càng đông đảo lực lượng cán bộ tham gia. Đơn cử như sáng kiến “Giải pháp phát triển bán lẻ thông qua hợp tác toàn diện với nhóm khách hàng Tổng công ty/Tập đoàn nhằm thức đẩy phát triển các hoạt động bán lẻ”. Sáng kiến được triển khai thực tế với nhóm khách hàng thuộc Taseco Group, đã giúp ngân hàng mở mới 13 tài khoản, 9 hợp đồng trả lương tự động, 5 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuế điện thử, 923 thẻ ATM, 741 khách hàng cá nhân IBMB, 614 khách hàng cá nhân BSMS, 10 Thẻ visa, 51 máy POS. Hay sáng kiến “Ứng dụng ma trận rủi ro – lợi ích trong công tác xây dựng thẩm quyền bán lẻ” đã giúp chi nhánh xác định được được các sản phẩm cần phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu phán quyết tín dụng; Khoanh vùng được cấp phê duyệt thường phát sinh rủi ro; So sánh lợi ích mang lại của các sản phẩm; Xác định được đơn vị có sản phẩm bán lẻ có độ rủi ro cao; Điều chỉnh thẩm quyền phán quyết tín dụng của từng cấp phán quyết đối với từng sản phẩm, trên cơ sở cân đối rủi ro và lợi ích. Có thể kể đến hàng chục sáng kiến khác nhau được BIDV Hà Nội ứng dụng vào thực tế hoạt động của đơn vị. Mỗi sáng kiến, được ứng dụng đều mang lại cho BIDV Hà Nội những bước phát triển mới. Giám đốc BIDV Hà Nội Lê Huy Hoàng chia sẻ, để đạt được các thành tích trên là nhờ sự cố gắng, nỗ lực, đóng góp của tập thể Đảng bộ, chi nhánh và cán bộ công nhân viên. Theo đó, chi nhánh đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng sự đoàn kết vững mạnh để tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau phấn đấu, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Những kết quả trên đã được Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng ghi nhận bằng những danh hiệu cao quý. Theo đó trong suốt giai đoạn 2015-2019, chi nhánh liên tục được nhận Cờ thi đua của NHNN; đặc biệt năm 2016, chi nhánh đã vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Nhiều cá nhân trong chi nhánh cũng được nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN và của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và của Tổng Giám đốc BIDV; nhiều cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp ngành... PV |
Sức bật từ nỗ lực thi đua sáng tạo Ông Hoàng Lê Duy, Phó giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, chi nhánh hiện có 1 trụ sở tỉnh, 6 chi nhánh loại II và 16 phòng giao dịch. Trong suốt 5 năm vừa qua (2014-2019) nhờ vào nỗ lực mạnh mẽ và liên tục của tập thể cán bộ, nhân viên đang công tác tại 23 điểm giao dịch ở khắp các thành phố, huyện thị trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với gần 50 TCTD với hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại khác đang kinh doanh trên địa bàn, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2014-2019 tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tăng trưởng đều đặn bình quân từ 14 -17%/năm. Đặc biệt, nguồn vốn huy động của chi nhánh đến cuối năm 2019 đã đạt con số trên 17.000 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm 94%. Không chỉ tăng trưởng mạnh về huy động vốn và cho vay, những chỉ tiêu kinh doanh khác như: tỷ lệ nợ xấu, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt… tại Agribank tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến tháng 9/2020 tỷ lệ nợ xấu tại đơn vị chỉ ở mức 0,2% tổng dư nợ. Trong khi đó, doanh số thu nhập từ hoạt động dịch vụ mặc dù là chỉ tiêu khó tăng trưởng nhất ở địa bàn nông thôn nhưng trong giai đoạn 2014-2019 cũng có sự tăng trưởng đột biến, năm 2019 tổng thu dịch vụ cao hơn 3,1 lần so với năm 2014. Năm 2020, tổng thu dịch vụ của Agribank Bà Rịa-Vũng Tàu trong 9 tháng đầu năm cũng đã đạt trên 43 tỷ đồng, trong đó có trên 40% thu từ các dịch vụ hỗ trợ thanh toán dịch vụ không dùng tiền mặt. Với mạng lưới bao phủ rộng khắp trên địa bàn các huyện, thị, trong những năm vừa qua Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng. Theo đó, ở lĩnh vực tín dụng, ngoài các hoạt động quảng bá sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chi nhánh đã tập trung mạnh đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tài trợ các dự án xây dựng nông thôn mới. Hầu hết vốn vay từ đơn vị đều bám sát vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế nông hộ, kinh tế hợp tác gắn kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Tổng kết đến quý III/2020 cho thấy, hơn 90% dư nợ của chi nhánh tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đơn vị cũng đã cho vay khoảng 418 tỷ đồng đối với lĩnh vực phát triển kinh tế thủy sản (theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ) và dư nợ khoảng 2.000 tỷ đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên. Trong các năm 2014-2019 hàng trăm sáng kiến, giải pháp hiệu quả đã được các phòng ban, cán bộ nhân viên của chi nhánh đề xuất triển khai thực hiện. Những giải pháp như: phát triển dịch vụ thẻ ATM nhằm tăng thu dịch vụ, ứng dụng công nghệ vào việc lập, in ấn hồ sơ, chứng từ giao dịch, hoặc kết nối hệ thống dữ liệu IPCAS tự động để in biểu mẫu… đều là những sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực được hệ thống Agribank ghi nhận. Những thành tích kinh doanh liên tục tăng trưởng đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong suốt hơn 10 năm vừa qua, Agribank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý . Đặc biệt trong 2 năm 2018 và 2019 chi nhánh đã đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh được Agribank công nhận đơn vị xếp hạng 3 toàn hệ thống năm 2018 và hạng nhì toàn hệ thống Agribank năm 2019. Trong giai đoạn 2013-2019, đơn vị vinh dự được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những đóng góp tích cực của mình đối với hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. Thạch Bình |