Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Quan chức Fed vẫn thận trọng với giảm lãi suất

Hà Vy
Hà Vy  - 
Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn giữ quan điểm thận trọng với việc cắt giảm thêm lãi suất khi họ cố gắng đánh giá thuế quan sẽ ảnh hưởng đến giá cả và nền kinh tế như thế nào. Bởi cho đến nay, dữ liệu cứng không cung cấp cho họ nhiều thông tin để tham khảo.
aa
Quan chức Fed vẫn thận trọng với giảm lãi suất
Fed được dự kiến sẽ chưa giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6

“Chúng tôi vẫn đang nín thở”, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết hôm thứ Tư (14/5) trên chương trình phát thanh Morning Edition của NPR. “Chúng tôi có một loạt tiếng ồn mà chúng tôi đang cố gắng tìm ra đường xuyên suốt”, ông nói với hàm ý các dữ liệu kinh tế cứng hiện nay đang đến những thông tin khá trái ngược.

Một ví dụ điển hình, Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Ba (13/5) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tại Mỹ tăng thấp hơn dự kiến khi chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong 4 năm.

Tuy nhiên số liệu lạm phát giá tiêu dùng khá nhẹ nhàng này chủ yếu là do giá thực phẩm giảm. Còn nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản tăng với tốc độ hàng năm là 2,8% trong tháng 4, tương đương với tháng 3 và còn quá nóng để phù hợp với mục tiêu lạm phát 2% của Fed.

“Chúng tôi tiếp tục nhận được những con số này, ít nhất là cho thấy mọi thứ đang diễn ra ổn”, Goolsbee - một thành viên có quyền bỏ phiếu quyết định lãi suất trong Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) của Fed cho biết. “Tôi nghĩ rằng, không thực tế khi mong đợi các doanh nghiệp hoặc ngân hàng trung ương vội vàng đưa ra kết luận về những vấn đề dài hạn khi bạn có quá nhiều biến động ngắn hạn. Đó chỉ là một môi trường rất khó khăn”.

Fed đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25% - 4,50% trong ba cuộc họp gần đây nhất của mình trong năm nay và tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát đi tín hiệu rằng, không cần phải vội thay đổi điều đó. Trong các phát biểu vào tuần này, các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng đồng tình với quan điểm đó.

“Chúng tôi đang ở vị thế tốt để ứng phó với bất kỳ điều gì xảy ra ngay lúc này”, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly phát biểu với Hiệp hội Ngân hàng California vào thứ Tư (14/5). “Kiên nhẫn là từ ngữ của ngày hôm nay”.

Chính quyền Trump đã đẩy thuế nhập khẩu lên mức cao kỷ lục, nhưng sau đó đã tạm hoãn và đình chỉ hầu hết các mức thuế này. Trước đó, chính quyền đã miễn thuế một số mặt hàng như đồ điện tử, trong khi lại xem xét áp thuế nhập khẩu mới cho các lĩnh vực khác như dược phẩm.

Chính sách thuế quan thất thường của ông Trump khiến Fed phải đâu đầu trong việc xác định tác động cuối cùng của nó đối với lạm phát, tăng trưởng và việc làm.

Sau khi đi khắp các tiểu bang phía tây trong những tuần gần đây, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho biết bà đã nghe thấy rất nhiều lo lắng từ các doanh nghiệp và hộ gia đình, nhưng không thấy dấu hiệu nào trong dữ liệu cho thấy họ đã rút lại chi tiêu hoặc đầu tư do hậu quả của việc này.

“Nếu bạn ở một tiểu bang có lượng du lịch cao như Nevada và đặc biệt là Las Vegas, bạn sẽ cảm thấy lo lắng vì du lịch quốc tế có thể sẽ giảm; bạn lo lắng về độ bền trong nước khi người tiêu dùng bị chèn ép một chút”, cô nói. Trong khi tại các tiểu bang khác như Utah và Alaska, mọi hoạt động dường như vẫn bình thường.

Nhìn chung, Daly cho biết, “chúng tôi có tăng trưởng vững chắc, thị trường lao động vững chắc và lạm phát đang giảm”. “Mọi người cảm thấy nền kinh tế đang hoạt động khá tốt và vấn đề chỉ là giải quyết tình trạng bất ổn để chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động tốt”, bà nói thêm.

Phát biểu trước đó vào thứ Tư tại một sự kiện ở New York, Phó chủ tịch Fed Philip Jefferson cũng cho rằng thị trường lao động vẫn đang vững chắc và cho biết ông cảm thấy sự suy giảm nhẹ trong sản lượng kinh tế của Mỹ trong ba tháng đầu năm, nhưng đã bị bóp méo bởi dữ liệu nhập khẩu khi các doanh nghiệp chạy trước chính sác thuế quan của ông Trump.

Tuy nhiên, Jefferson cho biết, tâm lý giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình đã giảm và ông đang “theo dõi rất cẩn thận các dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế suy yếu trong dữ liệu cứng”.

Đồng thời, ông cho biết, lạm phát có khả năng sẽ tăng, nhưng không rõ trong bao lâu. “Nếu mức tăng thuế quan được công bố cho đến nay được duy trì, chúng có khả năng làm gián đoạn tiến trình giảm phát và tạo ra ít nhất là một đợt tăng tạm thời về lạm phát”, ông nói. Tuy nhiên theo ông, “liệu thuế quan có tạo ra áp lực tăng liên tục đối với lạm phát hay không sẽ phụ thuộc vào cách thực hiện chính sách thương mại, mức chuyển tiếp sang giá tiêu dùng, phản ứng của chuỗi cung ứng và hiệu suất của nền kinh tế”.

Thị trường tài chính hiện đang đặt cược rằng các dữ liệu kinh tế sẽ cung cấp cho Fed sự rõ ràng cần thiết vào tháng 9, thời điểm mà cơ quan này sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong số một vài đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm.

Hà Vy

Tin liên quan

Tin khác

Nhật Bản: Lạm phát dịch vụ doanh nghiệp tăng 3,3% trong tháng 5, duy trì kỳ vọng BoJ tăng lãi suất

Nhật Bản: Lạm phát dịch vụ doanh nghiệp tăng 3,3% trong tháng 5, duy trì kỳ vọng BoJ tăng lãi suất

Theo dữ liệu vừa được công bố, một chỉ báo quan trọng về lạm phát trong khu vực dịch vụ của Nhật Bản đã tăng lên 3,3% trong tháng 5, tiếp tục duy trì kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.
USD lao dốc sau thông tin Israel và Iran ngưng chiến

USD lao dốc sau thông tin Israel và Iran ngưng chiến

Đồng USD tiếp tục sụt giảm trong phiên giao dịch châu Á sáng thứ Ba (24/6) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Iran và Israel đã đồng ý ngừng bắn.
Ông Trump khiến các cuộc thảo luận lãi suất của Fed thêm phức tạp

Ông Trump khiến các cuộc thảo luận lãi suất của Fed thêm phức tạp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vốn đã phải đối mặt với nhiều bất định trong việc định hướng chính sách tiền tệ tương lai, và cuộc không kích cuối tuần của Tổng thống Trump nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran có khả năng khiến triển vọng chính sách trong ngắn hạn càng thêm mờ mịt.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 23/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 23/6

Bạc xanh tăng giá nhẹ, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng thế giới tăng lên sát mức 3.375 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 23/6.
Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

Nhu cầu trú ẩn an toàn đẩy đồng USD tăng giá

Đồng USD Mỹ tiếp tục tăng giá trong sáng thứ Hai khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trước những sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông sau các cuộc tấn công của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Giá dầu vì thế cũng tăng lên cao nhất trong 5 tháng, trong khi cổ phiếu toàn cầu lao dốc.
3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

3 chỉ dấu dữ liệu phác họa rủi ro kinh tế lớn nhất mà Fed đang đối mặt

Cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khép lại mà không mang đến nhiều bất ngờ.
Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Nội bộ Fed chia rẽ giữa việc phòng ngừa lạm phát hay sớm hạ lãi suất

Sự chia rẽ rõ rệt trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc nên tiếp tục phòng ngừa rủi ro lạm phát hay tiến hành cắt giảm lãi suất đã lộ rõ vào thứ Sáu, qua các phát biểu công khai đầu tiên của các quan chức Fed kể từ sau quyết định giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba lần cắt giảm lãi suất trong 24 giờ cho thấy thách thức thuế quan tại châu Âu

Ba ngân hàng trung ương ở châu Âu đã đồng loạt cắt giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 24 giờ, cho thấy sự dịch chuyển chính sách khi các nhà hoạch định tiền tệ tìm cách ứng phó với những tác động từ chính sách thương mại khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng 6

Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng 6, đúng như dự báo, sau khi Bắc Kinh vừa triển khai một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn vào tháng trước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 20/6

Đồng USD có khả năng sẽ ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong hơn một tháng, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng tiếp tục phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 3.370 USD/oz... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế sáng 20/6.